(HBĐT) - Chương trình 135 là một trong những dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Qua thực tiễn triển khai nhiều năm qua, chương trình đã khẳng định rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước với vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), mang lại hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh.


Năm 2019, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, hộ nghèo xã Hữu Lợi (Yên Thủy) được hỗ trợ gà giống.

Trao đổi với đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh được biết: Với đặc thù của tỉnh miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống, do vậy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cùng các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh luôn sát sao lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân tộc. Việc quản lý, điều hành các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh đạt những kết quả nhất định. Sự ưu tiên, huy động các nguồn lực tập trung phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi được quan tâm. Đặc biệt, thực hiện Chương trình 135 đã đóng góp tích cực đối với sự phát triển vùng ĐBKK trong tỉnh, nhất là trong việc xây dựng, nâng cấp các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, thủy lợi, chợ, đường giao thông nông thôn để phục vụ đời sống dân sinh...

Thực hiện chương trình, năm 2019, tổng nguồn vốn T.Ư phân bổ cho tỉnh là 170.226 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư 125,576 tỷ đồng, vốn sự nghiệp 44,650 tỷ đồng. Nguồn vốn đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo; duy tu, bảo dưỡng các công trình sau đầu tư và nâng cao năng lực cho cộng đồng cũng như cán bộ cơ sở.

Theo đó, với ngân sách T.Ư phân bổ 125,576 tỷ đồng, dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng đã thực hiện 288 công trình về giao thông, thủy lợi, nhà sinh hoạt cộng đồng, công trình y tế, nước sinh hoạt, trường học... Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã ĐBKK tiếp tục được áp dụng thực hiện cơ chế quản lý đầu tư đặc thù theo Nghị định số 161/2016/NĐ-CP để giao 100% xã là chủ đầu tư các công trình xây dựng. Đối với vốn duy tu, bảo dưỡng công trình, hạ tầng, tập trung chủ yếu vào duy tu các công trình nước sinh hoạt, giao thông, thủy lợi nhằm phát huy tính hiệu quả, bền vững của công trình.

Năm qua, thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế theo Chương trình 135 với tổng nguồn vốn sự nghiệp 24,907 tỷ đồng đã được UBND các huyện phân bổ vốn giao cho UBND các xã thụ hưởng. Chương trình đã hỗ trợ trực tiếp trên 299.750 cây giống, 3.546 kg giống cây lương thực, trên 122.400 con giống các loại, 46.369 tấn phân bón, 17.466 liều thuốc thú y, xây dựng 8 mô hình phát triển sản xuất cùng nhiều vật tư, công cụ chế biến nông sản cho hơn 12.500 hộ nghèo, cận nghèo và nhóm hộ được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, thực hiện tiểu dự án đào tạo nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở Chương trình 135, năm qua đã có 70 lớp tập huấn được mở với 3.500 học viên là cán bộ xã, xóm và cộng đồng được trang bị, bổ sung kiến thức về quản lý đầu tư, giám sát; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Từ đó đã nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cộng đồng về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thực hiện các dự án, chính sách trên địa bàn.

Năm 2020, thực hiện Chương trình 135, vốn đầu tư ngân sách T.Ư giao cho tỉnh 118.059 triệu đồng để thực hiện 30 công trình chuyển tiếp, 170 công trình khởi công mới. Đồng thời, từ nguồn vốn sự nghiệp 41.289 triệu đồng dự kiến sẽ phân bổ 7.437 triệu đồng thực hiện duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư; 26.852 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất; 7 tỷ đồng thực hiện nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng. Đây là nguồn lực quan trọng giúp sức cho các xã ĐBKK tiếp tục phát triển.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết thêm: Thực hiện Nghị quyết số 830, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, các xã, thôn, xóm thuộc diện đầu tư Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh còn 74 xã và 24 thôn. Với vai trò thành viên Ban chỉ đạo 1084 của tỉnh và trách nhiệm quản lý, nắm địa bàn đối với vùng đồng bào dân tộc để có hướng dẫn cụ thể về các chính sách đặc thù sau sáp nhập đối với đơn vị hành chính mới, Ban Dân tộc đã chủ động làm việc với Vụ Chính sách (Ủy ban Dân tộc) và tham mưu UBND tỉnh văn bản báo cáo, đề nghị Ủy ban Dân tộc hướng dẫn cụ thể về áp dụng chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sáp nhập, sắp xếp.

Mới đây, UBND tỉnh đã ban hành công văn chỉ đạo tiếp tục thực hiện giúp đỡ các xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.  Thực tế cho thấy, trong 2 năm 2018 - 2019, các cơ quan, đơn vị được phân công đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả giúp đỡ các xã, thôn ĐBKK phát triển KT-XH, giảm nghèo. Đã có 6 xã, 73 thôn, bản được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác giúp đỡ xã, thôn, bản ĐBKK theo địa bàn đã được phân công, bao gồm cả địa bàn ở một số xã, thôn, bản ĐBKK có sự thay đổi về địa giới hành chính, khu vực, tên gọi do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã; địa bàn những nơi đã được công nhận hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020.

Thu Hiền


Các tin khác


Tín dụng chính sách giúp giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, với nhiều chương trình thiết thực, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác, đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp hộ nghèo, khó khăn, gia đình chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM ở các địa phương.

Tình người ở điểm cách ly phòng, chống dịch Covid-19 huyện Lương Sơn

(HBĐT) - "Gạo, rau, mắm muối về rồi. Cả nhà ơi, ra lấy đồ này!”, tiếng chị Ngô Thị Nguyệt, chủ nhà trọ ở tổ 2, thôn Năm Lu, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) vừa dứt cũng là lúc người ở các phòng trọ lần lượt ra nhận đồ theo trật tự...

Thành phố Hòa Bình: Nhìn lại 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao, gương sáng”

(HBĐT) - Đánh giá về phong trào thi đua "Tuổi cao gương sáng” của TP Hòa Bình giai đoạn 2015-2020, Trưởng Ban đại diện người cao tuổi (NCT) thành phố Trần Văn Cường cho biết: Phong trào đã được đông đảo NCT tự nguyện tham gia, đem lại lợi ích thiết thực, góp phần xây dựng Hội NCT các cấp ngày càng vững mạnh, nâng cao hiệu quả sự nghiệp chăm sóc và phát huy vai trò NCT. Theo đó, 97% NCT trên địa bàn thành phố tự nguyện tham gia tổ chức Hội, với 12.496 hội viên, chiếm 12,2% dân số toàn thành phố, được phân thành 2 cụm thi đua.

Trên 2,9 tỷ đồng xây dựng Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi

(HBĐT) - Nhờ đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động xây dựng và phát triển Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi, năm 2019, toàn tỉnh thu được trên 2.924 triệu đồng tiền quỹ. Trong đó, cấp tỉnh trên 65.346 triệu đồng; cấp huyện trên 919 triệu đồng; cấp xã trên 1.939 triệu đồng.

32.910 người cao tuổi tham gia công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở

(HBĐT) - Đến nay, Hội Người cao tuổi (NCT) toàn tỉnh có 103.669 hội viên, trong đó có 32.910 cán bộ, hội viên tham gia công tác Đảng, chính quyền, tổ chức CT-XH và các tổ chức tự quản ở cơ sở.

Tạm dừng miễn thị thực đối với công dân 8 nước châu Âu có dịch COVID-19

Ngày 11/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 23/NQ-CP về việc điều chỉnh tạm thời chính sách miễn thị thực đối với người nước ngoài đến từ các quốc gia có dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục