(HBĐT) - Để nâng cao vị thế của phụ nữ, những năm gần đây, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị đối với cán bộ, công chức, viên chức (CB, CC, VC) nữ; giới thiệu, quy hoạch cán bộ nữ tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành. Tuy nhiên, kết quả đạt được so với mục tiêu vẫn còn xa.


Đông đảo chị em phụ nữ tham gia buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề "Xây dựng hình ảnh cá nhân người phụ nữ lãnh đạo quản lý” do Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh tổ chức.

Trên cơ sở các chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới (BĐG), tỉnh đã xây dựng mục tiêu đến năm 2020: Cán bộ nữ tham gia cấp ủy Đảng các cấp đạt không dưới 15%; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp đạt không dưới 35%; các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Để hiện thực hóa những chỉ tiêu này, những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch được quan tâm. Năm 2019, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu, kế hoạch và cấp kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CB, CC, trong đó, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan Nhà nước. Thực hiện lồng ghép kiến thức về giới và BĐG trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CB, CC, VC. Ban VSTBCPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng lãnh đạo quản lý cho 76 cán bộ nữ trong diện quy hoạch chức danh giám đốc, phó giám đốc sở và tương đương giai đoạn 2020 - 2025; tổ chức 10 lớp tập huấn cho 840 đại biểu là nữ cán bộ dân cử, cộng tác viên LĐ-TB&XH của các xã, phường, thị trấn nâng cao kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng quản lý lãnh đạo và các kỹ năng mềm khác.

Công tác truyền thông về BĐG được đẩy mạnh, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cũng đã được quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia các chức danh lãnh đạo chủ chốt của cấp uỷ và lãnh đạo, quản lý cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu còn thấp, chưa tương xứng với cơ cấu cán bộ nữ, chưa đạt tỷ lệ theo quy định. Cụ thể: Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 đạt 19,67%; nữ đại biểu HĐND cấp huyện đạt 26,37%; nữ đại biểu HĐND cấp xã đạt 23,94%. Tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng bộ các cấp cũng khá khiêm tốn. Cụ thể: tỷ lệ nữ là Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 có 5 đồng chí, đạt 9,6%; tỷ lệ nữ tham gia BTV Tỉnh ủy có 1 đồng chí, đạt 6,7%. BCH Đảng bộ huyện, thành phố, Đảng bộ Khối có 14,3% là nữ; BTV cấp ủy có 12,5% là nữ. BCH Đảng bộ cấp xã, phường, thị trấn có 19,9% là nữ; BTV Đảng ủy xã, phường, thị trấn có 6,9% là nữ. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan UBND tỉnh và sở, ban, ngành của tỉnh năm 2019 chiếm 18,68%.

Như vậy cho thấy, phần lớn các chỉ tiêu chưa đạt so với kế hoạch giai đoạn đề ra. Nguyên nhân được các thành viên Ban VSTBCPN tỉnh chỉ rõ: Một số sở, ban, ngành của tỉnh, một số địa phương, nhất là cấp xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đúng mức công tác chỉ đạo về BĐG và hoạt động VSTBCPN. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ chưa được quan tâm đúng mức. Chưa ban hành được chương trình hành động, đề án, kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ... Cũng có một thực tế đáng bàn là: Một số ít chị em chưa thoát ra khỏi tâm lý tự ti, an phận, không cần phấn đấu, chưa cố gắng, nỗ lực trong học tập để nâng cao trình độ; chưa nhận thức hết vai trò và chưa thay đổi cách nhìn mới về chính mình dẫn đến chưa được tổ chức ghi nhận.

Ở một số diễn đàn bàn về BĐG, đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh thẳng thắn nhận định: BĐG trong lĩnh vực chính trị tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện BĐG trong các lĩnh vực khác. Khi phụ nữ được giao các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị thì việc xây dựng, thực thi pháp luật cũng như việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến BĐG sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn đang phải chịu những định kiến như: tư duy phụ nữ hạn chế so với nam giới, phụ nữ phải dành nhiều thời gian cho gia đình nên ít có điều kiện tham gia hoạt động chính trị, tâm lý tự ti của phụ nữ hạn chế sự phát triển năng lực và sở trường… Chừng nào những định kiến đó chưa được gạt bỏ thì điều kiện tham gia hoạt động chính trị của phụ nữ còn bị hạn chế. Bởi vậy, rất mong có sự chung tay của các cấp, ngành của tỉnh, sự nỗ lực của phụ nữ để từng bước xóa bỏ định kiến về giới và tiến gần hơn tới mục tiêu BĐG trong lĩnh vực chính trị đã đặt ra.

Thúy Hằng


Các tin khác


Xin đừng làm người dân hoang mang

(HBĐT) - Trong khi các cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp, các địa phương trong toàn tỉnh thể hiện nỗ lực cao nhất để phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 thì nhiều kẻ vẫn lợi dụng tình hình để đăng tải thông tin sai sự thật, xấu, độc lên internet và mạng xã hội gây hoang mang, bức xúc trong dư luận xã hội.

Công dân nước ngoài tại Việt Nam phải đeo khẩu trang nơi công cộng

Việt Nam đã thông báo nội dung này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

Chia sẻ thông tin thiếu chuẩn mực trên Facebook, 2 giáo viên bị tạm đình chỉ

Hai giáo viên tại huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày vì chia sẻ thông tin thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Chuyện đời thường: Loa xóm thời “Cô Vy”

(HBĐT) - Cũng là cụm loa ấy, phát vào khung giờ đã được ấn định, nhưng độ này, các bà, các chị trong xóm không còn kêu chướng tai, nhức óc mà tập trung "hóng” lấy từng lời. Ấy là bởi sự xuất hiện đường đột của "Cô Vy”- (Covid-19) mang theo hiểm họa khôn lường. Phải nghe để biết, để phòng, tránh xa "Cô Vy” đáng ghét ấy! Giờ mới thấy chiếc loa thực sự hữu dụng.

Đa dạng các hình thức cai nghiện ma túy

(HBĐT) - Những năm gần đây, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, số người nghiện ma túy có chiều hướng gia tăng. Trước thực trạng trên, lực lượng chức năng đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi tội phạm về ma túy. Trong đó, đặc biệt chú trọng các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện tập trung và cai nghiện tại cộng đồng.

Chương trình 135 thúc đẩy phát triển các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Chương trình 135 là một trong những dự án thành phần của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Qua thực tiễn triển khai nhiều năm qua, chương trình đã khẳng định rõ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước với vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), mang lại hiệu quả thiết thực đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục