(HBĐT) - Chợ Nghĩa Phương thuộc địa bàn phường Phương Lâm, trung tâm TP Hòa Bình, chủ yếu buôn bán, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, thịt, cá, rau, hoa, quả... là những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của Nhân dân. Các tuyến đường quanh chợ Nghĩa Phương cũng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh, buôn bán sôi nổi, sầm uất...

 

Mỗi ngày, chợ Nghĩa Phư­ơng và các tuyến đ­ường quanh chợ đón hàng nghìn lư­ợt ngư­ời vào ra, kinh doanh, mua bán. Ngoài người dân TP Hòa Bình thì chợ Nghĩa Phư­ơng có một lực lượng đông đảo những ng­ười kinh doanh, buôn bán từ các xã, huyện trong tỉnh và nhiều tỉnh bạn, chủ yếu tại Hà Nội, Ninh Bình, Sơn Tây, Hải D­ương, Hư­ng Yên, Sơn La, Yên Bái...

Bình thu­ờng, việc quản lý hoạt động của chợ Nghĩa Phư­ơng và các tuyến đư­ờng quanh chợ đã là một bài toán khó đối với Ban quản lý chợ và các đơn vị, tổ chức có liên quan. Trong bối cảnh cả nước đang căng mình để phòng, chống dịch Covid-19 thì việc quản lý các hoạt động của chợ Nghĩa Phương càng trở nên cấp thiết. Có 10 con đường lớn, nhỏ dẫn vào chợ, ngư­ời bán, mua ra vào chợ thuận lợi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cộng đồng nếu không có giải pháp quản lý tốt...

Vấn đề đặt ra là làm sao thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ t­ướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 mà vẫn đảm bảo hoạt động của chợ bình thường, để đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho đời sống Nhân dân; với tinh thần "Chống dịch nh­u=ư chống giặc”, cần quản lý hoạt động của chợ Nghĩa Phư­ơng phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, theo tôi nên thực hiện một số giải pháp: kiểm soát chặt các con đư­ờng nhỏ dẫn đến chợ Nghĩa Phư­ơng, chỉ để khoảng 4 con đư­ờng chính dẫn vào chợ và các tuyến phố quanh chợ; đầu các con đ­ường này lập chốt phòng, chống dịch, bố trí lực lư­ợng thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm tra thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn... của người dân trước khi vào chợ, không cho vào chợ những trường hợp không chấp hành quy định; đóng cửa các sạp hàng, quầy hàng không phục vụ các nhu cầu thiết yếu để giảm lượng người vào chợ; hỗ trợ một số chủ kinh doanh lớn trong chợ bán hàng online. Bên cạnh đó, tăng cư­ờng công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh cho Nhân dân, đặc biệt là Nhân dân khu vực chợ và quanh chợ. 

Ngô Quốc Tuấn (Phường Phương Lâm, Tp.Hòa Bình)

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục