(HBĐT) - Đảm bảo cho lao động có việc làm tại chỗ và thu nhập ổn định luôn là yêu cầu đặt ra trong công tác dạy nghề ở vùng nông thôn hiện nay. Tại huyện Kim Bôi, cùng với nỗ lực triển khai đồng bộ Đề án 1956 và các chương trình đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề, vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được cải thiện đáng kể.



50 lao động tại chỗ được nhận vào đào tạo, làm việc trong xưởng sản xuất của Công ty TNHH may xuất khẩu DHF đặt tại xã Đú Sáng.

Đi vào hoạt động từ tháng 11/2020, xưởng sản xuất của Công ty TNHH may xuất khẩu DHF đặt tại xã Đú Sáng đã, đang tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, đồng thời giải quyết việc làm cho lao động trong khu vực. Theo đại diện doanh nghiệp, trước mắt, có 50 lao động, chủ yếu là nữ đang làm việc. Doanh nghiệp cần thêm khoảng trên 150 lao động nữa để đáp ứng quy mô sản xuất hiện nay. Với mục tiêu hoạt động ổn định, lâu dài, vì lợi ích của đơn vị và người lao động, doanh nghiệp cam kết 100% người lao động vào làm việc được đào tạo nâng cao tay nghề và hưởng mọi chế độ lương, thưởng, BHXH theo quy định.

     Thời gian qua, nhiều lớp đào tạo nghề đã được mở sau khi tiến hành nắm bắt, khảo sát, đánh giá phù hợp với khả năng, nhu cầu thiết thực của lao động nông thôn. Đơn cử, lớp dạy nghề may túi xách siêu thị xuất khẩu với tổng số 90 học viên mở tại thị trấn Bo, xã Nam Thượng. Qua thời gian đào tạo dưới 3 tháng, các chị em tham gia lớp nghề được nhận vào làm việc tại cơ sở sản xuất thuộc Công ty TNHH MTV Hùng Như Kim Bôi, thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng. Một số lớp dạy nghề khác như nghề hướng dẫn viên du lịch, hàn điện, mây tre đan xuất khẩu, may công nghiệp... xuất phát từ nhu cầu của người lao động tại địa phương cũng phát huy hiệu quả sau đào tạo.  

Năm 2020, huyện phối hợp trường Trung cấp Bách Khoa Hòa Bình mở lớp dạy nghề sửa chữa điều hòa không khí cho 38 học viên, phối hợp trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội mở lớp nghề nấu ăn cho 50 học viên. Bên cạnh các nghề phi nông nghiệp, huyện thường xuyên mở lớp đào tạo nghề làm vườn, chăn nuôi, trồng trọt, hướng dẫn về kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng bệnh cho vật nuôi, cây trồng. Trong các năm 2019-2020, đã phối hợp Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT mở hàng chục lớp nghề trồng cây ăn quả có múi, rau an toàn, chăn nuôi gà hữu cơ, gà thả vườn, kỹ thuật chăm sóc, điều trị bệnh cho trâu, bò, nuôi cá lồng bè nước ngọt ở các xã: Nam Thượng, Mỵ Hòa, Sào Báy, Đú Sáng, Tú Sơn, Hợp Tiến...

            Đồng chí Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết: Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua luôn được huyện quan tâm, gắn với giải quyết việc làm tại chỗ. Riêng năm 2020 đã phối hợp các đơn vị mở 35 lớp nghề với tổng số 992 học viên. Trong đó, 4 lớp trung cấp nghề, 1 lớp sơ cấp nghề, 30 lớp nghề dưới 3 tháng. Sau học nghề, ước có trên 90% học viên có việc làm, thu nhập ổn định. Huyện còn tăng cường mở 147 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật với 6.547 lượt người tham gia. Ngoài ra, có 51 người học các trường cao đẳng ngoài tỉnh. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện là 60,11%, đạt 106% kế hoạch, trong đó, số có bằng cấp, chứng chỉ đạt 23,84%. Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề theo nhu cầu người học, phù hợp với điều kiện KT-XH địa phương. Thông qua đó, góp phần giải quyết việc làm mới, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2021, huyện đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 61%, có bằng cấp, chứng chỉ 24%.  


Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục