Một trong hai phương án tăng lương, trợ cấp xã hội Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến có thời điểm bắt đầu là 1.1.2022. Nếu được chấp nhận, nó đồng nghĩa với việc lương không tăng suốt 2 năm 2020 và 2021.


Trong đại dịch COVID-19 năm ngoái, hơn 32 triệu dân, tức 1/3 dân số bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập. Riêng những người hưởng lương và trợ cấp xã hội thực tế phải "nhịn tăng lương” việc tăng lương bị "hoãn” năm ngoái. Ảnh minh hoạ. Nguồn: LĐO

Tháng 11 năm ngoái, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm đã có cuộc tranh luận trước Quốc hội với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung về mức lương quá thấp của người nghỉ hưu.

"Các đối tượng nghỉ hưu trước 1993 đa số là tham gia kháng chiến, đã cống hiến cả tuổi thanh xuân” - bà Tâm nói.

Với lý do nghỉ hưu trước tuổi khiến lương thấp, bà Tâm cũng nhấn mạnh là vì họ thực hiện chính sách của Chính phủ để tinh gọn bộ máy… dẫn đến "thiệt thòi rất lớn dù cống hiến rất nhiều”.

"Tôi thấy ý chí của Bộ trưởng đưa ra không rõ. Sẽ đề xuất, đề xuất lúc nào? Còn lại bao nhiêu người khi (thời gian) các đồng chí đó không còn nhiều”.

Hàng trăm nghìn người đang vật lộn với cuộc sống khó khăn và bệnh tật tuổi già với cái gọi là lương hưu.

Đúng là day dứt. Với mức lương thấp nhất chỉ 3 triệu. Nhưng day dứt không chỉ ở việc "Lương 3 triệu thì sống bằng gì?”. Mà ở món nợ ở sự công bằng chính sách. Chúng ta không thể đối đãi với những người đã đóng góp cả cuộc đời với mức lương quá bọt bèo như thế được.

Bởi sự thật, 3 triệu chưa phải là mức lương hưu thấp nhất. Ở Nghệ An, có 730 nông dân đang hưởng lương hưu dưới 1 triệu đồng. Có người, chỉ 350 nghìn đồng.

Cả nước, theo Bảo hiểm xã hội, có hơn 3.200 người hưởng lương hưu dưới 1,5 triệu đồng/tháng. Phần lớn là cán bộ xã chuyên trách, giáo viên mầm non.

Và có lẽ không thể không nhắc lại những giọt nước mắt của cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh với 1,3 triệu đồng lương hưu sau 37 năm tận tụy cống hiến. 1,3 triệu đồng, có nghĩa là còn chưa bằng chuẩn nghèo nông thôn mới theo nghị định 07 (1,5 triệu đồng).

Câu hỏi "sống bằng gì”, thật ra không chỉ đối với người về hưu. Trong đại dịch COVID-19 năm ngoái, hơn 32 triệu dân, tức 1/3 dân số bị ảnh hưởng việc làm và thu nhập. Riêng những người hưởng lương và trợ cấp xã hội thực tế phải "nhịn tăng lương” việc tăng lương bị "hoãn” năm ngoái.

Đó, không thể nói khác, là sự hy sinh để dành nguồn lực cho chống dịch, hy sinh vì những mục tiêu chung.

Nhưng thành quả phát triển có ý nghĩa gì nếu người thụ hưởng không phải là dân?

Mọi chi phí thiết yếu xăng dầu, điện nước, lương thực… thì "tăng” ngay, tăng luôn vì… cơ chế thị trường, còn việc tăng lương thì lại… hoãn, lại có phương án để đến 2022.

Sẽ còn lại bao nhiêu người hưu trí sau 1 năm nữa? Dân sẽ phải sống thế nào nếu ngay cả mức "tăng” bù đắp lạm phát cũng có kế hoạch để sang 2022?


Theo Báo Lao động

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục