(HBĐT) - Sau trận lũ ống, lũ quét tàn khốc tháng 10/2017, UBND tỉnh đã chỉ đạo cấp bách xây dựng các khu tái định cư (TĐC) cho người dân huyện Đà Bắc. Trong đó, xã Nánh Nghê có 2 khu là Bưa Cốc và xóm Nghê. Các khu TĐC đã mang đến nơi ở ổn định, bà con yên tâm lao động sản xuất, không còn nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa lũ về. Song, cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn.


Cở sở vật chất tại khu tái định cư Bưa Cốc, xã Nánh Nghê (Đà Bắc) cơ bản đảm bảo định cư lâu dài, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Trở lại khu TĐC Bưa Cốc vào một ngày đầu tháng 4. Đây là nơi định cư mới của 68 hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề của thiên tai được chuyển ra từ 2 xóm Cơi và Bưa Xen. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, sự ủng hộ và hỗ trợ của các cấp, ngành cùng nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, kết hợp với nội lực của mỗi gia đình, hiện tại các hộ đã xây dựng được nhà ở vững chắc, an toàn. Một số gia đình vẫn dựng nhà sàn theo kiến trúc truyền thống của dân tộc Mường. Các hộ còn lại xây nhà gạch đổ mái bê tông kiên cố, bài trí cảnh quan nhà ở sạch, đẹp. Ngoài ra, huyện, xã tích cực phối hợp với các sở, ngành xây dựng các phương án giúp bà con ổn định cuộc sống lâu dài tại nơi ở mới.

Từ tháng 4/2018 đến nay, sau 3 năm chuyển về nơi ở mới, bà con không còn phải chịu những trận mưa lũ cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn, thay vào đó là sự yên tâm để lao động sản xuất. Tuy nhiên, hơn 1 năm trở lại đây, tình trạng thiếu nước sinh hoạt diễn ra thường xuyên, nhất là vào mùa khô. Thiếu nước, mỗi ngày nhiều hộ phải đi xa khoảng 1 km để lấy nước về phục vụ gia đình. Một số hộ chủ động đào giếng nhưng nguồn nước chưa thật sự đảm bảo. Bên cạnh đó, đến nơi ở mới, do nguồn nước không có, không thể đắp bờ làm ruộng, người dân Bưa Cốc phải quay trở về làng cũ cách đó 8 km để trồng cấy, canh tác.

Bà Nguyễn Thị Mão, khu TĐC Bưa Cốc chia sẻ: Sau trận lũ năm 2017, đất đá sạt lở xuống vùi lấp một phần nhà tôi, cuốn trôi hết vật nuôi trong nhà, nhà con gái tôi bị lũ quét hết. Chúng tôi được Nhà nước hỗ trợ 20 triệu đồng và một khu đất nền diện tích gần 300 m2, đủ xây nhà và các công trình phụ, ngoài ra còn có đất trồng rau và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thiếu nước nên vất vả lắm. Chưa kể con, cháu muốn đi học phải đi gần 10 km mới tới được trường TH&THCS Suối Nánh, do ở đây mới có điểm trường mầm non được xây dựng.

Điều kiện có phần khá hơn so với Bưa Cốc nhờ nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu ổn định, bà con đã khai khẩn được ruộng bậc thang đảm bảo sản xuất lương thực tại chỗ. Mặc dù vậy, bà con ở khu TĐC xóm Nghê vẫn gặp khó khăn khi chưa có điểm trường tiểu học và nhà sinh hoạt cộng đồng. Thiếu nơi sinh hoạt cộng đồng không chỉ là khó khăn riêng của 2 khu TĐC mà còn là nỗi trăn trở của tất cả các xóm trên địa bàn xã Nánh Nghê.

Đồng chí Bùi Văn Huệ, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Mặc dù đã nhận được nhiều hỗ trợ từ các cấp, ngành và nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền địa phương, nhưng do điều kiện đặc thù là xã cách xa trung tâm và khó khăn nhất của huyện Đà Bắc, nên việc đảm bảo đời sống cho bà con ở khu TĐC còn nhiều điểm khó chưa được tháo gỡ. Đối với xóm Nghê, hiện điểm trường tiểu học đang được xây dựng và sớm đi vào hoạt động để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh trong xóm. Tại xóm Bưa Cốc, người dân rất mong muốn có nguồn kinh phí để khoan giếng nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Bên cạnh đó, hy vọng trong thời gian tới có thể xây kè xung quanh khu đất TĐC Bưa Cốc, bởi địa hình nơi đây cao tiềm ẩn nguy cơ sạt lở khi mùa mưa lũ về.


Khánh Linh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục