Hè về, khi thế giới và cả nước căng mình phòng, chống dịch Covid-19, nên sắc màu chào đón mùa hè của từng gia đình, từng em đều có sự thay đổi. Nói như một số người: Cuộc sống bị đảo lộn quá chừng nên trẻ em bị tác động cũng là điều đương nhiên…
Nếu như những năm trước đây (thời chưa có dịch Covid-19), khi kết thúc năm học, trừ số ít các em bận rộn thi tuyển vào các trường THPT, còn phần lớn trẻ em sẵn sàng bước vào kỳ nghỉ hè sôi động với màu hoa phượng hồng cùng những khúc ca mùa hè. Với trẻ em thành phố, các em háo hức được về quê thăm ông bà, chú bác, có em được cha mẹ tham gia các "học kỳ quân đội” hay thưởng cho chuyến đi biển nghỉ mát cùng gia đình. Còn học sinh nông thôn, có thể vẫn có những chuyến về Thủ đô thăm Lăng Bác, được thăm các danh lam thắng cảnh của Hà Nội, của tỉnh nhà…, nhưng phần lớn các em có mùa hè nông thôn với các bài học nông thôn thuần túy như chăn trâu bò, giúp đỡ cha mẹ thu hoạch mùa màng. Các em được hòa cùng với thiên nhiên, cây cỏ, được chơi các trò chơi tuổi nhỏ, được biết thế nào là cào cào, châu chấu, cà cuống, dế mèn…
Nhưng tại thời điểm này, trước tình hình dịch Covid-19, chắc chắn nhiều gia đình đều có sự điều chỉnh kế hoạch nghỉ hè cho con em mình. Bên cạnh hướng dẫn, định hướng và nhắc nhở các em thực hiện tốt "5K”; cùng toàn dân phòng, chống dịch, các em còn được cha mẹ và các cấp, ban, ngành quan tâm ở nhiều khía cạnh khác. Khi các em nghỉ hè, gia đình giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ. An toàn trước dịch bệnh, đồng thời, các em cần được bảo vệ, chăm sóc để tránh những ẩn họa khó lường. Như bị tai nạn thương tích, xâm hại tình dục, vi phạm pháp luật… Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 306 trẻ bị tai nạn thương tích, 22 em bị xâm hại tình dục… Dù đây là điều không phải mới phát sinh, nhưng tại sao, năm nào vẫn xảy ra mà người phải chịu những thiệt thòi, mất mát lại là các em? Mỗi khi đọc các bản tin trên báo hay qua mạng xã hội, người đọc không khỏi đau lòng mỗi khi hay tin trẻ em huyện B, huyện H bị đuối nước ở các con sông, con suối quê nhà. Còn rất nhiều tình huống khác mà các gia đình phải thót tim lo ngại như: Tai nạn giao thông, ngã do leo trèo, chó thả rông cắn, bị bỏng, ngộ độc… Rồi xót xa câu chuyện bé gái X bị người hàng xóm xâm hại. Thậm chí có em bị chính người thân của mình xâm hại. Mỗi bản án được tuyên đối với những kẻ mất hết tính người là thỏa đáng, nhưng với các em bị hại, phía trước là cả chặng đường khó khăn cần vượt qua. Vết thương thân thể, vết thương tinh thần bao giờ sẽ lành?… Cũng vì thế, nhiều năm gần đây, các ban, ngành như Hội Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, các đơn vị trường học đã phối hợp tổ chức các chuyên đề phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục… nhằm trang bị cho trẻ em các kỹ năng phòng, chống. Có thể bằng hình thức sân khấu hóa, hoặc đi vào phân tích các tình huống thường xảy ra… kèm các cảnh báo, các chương trình đó đã phần nào "xóa mù” cho trẻ em (và cả người lớn) về công tác này.
Nghỉ hè là dịp trẻ em được thả lỏng hơn, nên việc các gia đình tăng cường quản lý, luôn đưa các thông điệp cảnh báo cho các em là điều cần thiết. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng xã hội, của tổ dân phố, xóm bản, của các tổ chức đoàn thanh niên tại mỗi xóm, bản, khu dân cư cũng cần được nêu cao. Nếu trẻ em luôn trong tầm quan tâm, kiểm soát của gia đình, cộng đồng xã hội…, chắc chắn các em sẽ được bảo đảm an toàn hơn và đó mới là những ngày hè vui khỏe, bổ ích, ý nghĩa.
Nếu như những năm trước đây (thời chưa có dịch Covid-19), khi kết thúc năm học, trừ số ít em bận rộn thi tuyển vào các trường THPT, còn phần lớn trẻ em sẵn sàng bước vào kỳ nghỉ hè sôi động với màu hoa phượng hồng cùng những khúc ca mùa hè. Với trẻ em thành phố, các em háo hức được về quê thăm ông bà, chú bác, có em được cha mẹ tham gia các "học kỳ quân đội” hay thưởng cho chuyến đi biển nghỉ mát cùng gia đình. Còn học sinh nông thôn, có thể vẫn có những chuyến về Thủ đô thăm Lăng Bác, được thăm các danh lam thắng cảnh của Hà Nội, của tỉnh nhà…, nhưng phần lớn các em ở nông thôn với những trải nghiệm như chăn trâu, bò, giúp đỡ cha mẹ thu hoạch mùa màng. Các em được hòa cùng với thiên nhiên, cây cỏ, được chơi các trò chơi tuổi nhỏ, được biết thế nào là cào cào, châu chấu, cà cuống, dế mèn…
Nhưng thời điểm này, trước tình hình dịch Covid-19, chắc chắn nhiều gia đình đều có sự điều chỉnh kế hoạch nghỉ hè cho con em mình. Bên cạnh hướng dẫn, định hướng và nhắc nhở các em thực hiện tốt "5K”; cùng toàn dân phòng, chống dịch, các em còn được cha mẹ và các cấp, ban, ngành quan tâm ở nhiều khía cạnh khác. Khi các em nghỉ hè, gia đình giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự an toàn cho trẻ. An toàn trước dịch bệnh, các em cần được bảo vệ, chăm sóc để tránh những ẩn họa khó lường như bị tai nạn thương tích, xâm hại tình dục, vi phạm pháp luật… Từ năm 2020 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 306 trẻ bị tai nạn thương tích, 22 em bị xâm hại tình dục… Dù đây là điều không phải mới phát sinh, nhưng tại sao, năm nào vẫn xảy ra mà người phải chịu những thiệt thòi, mất mát lại là các em? Mỗi khi đọc các bản tin trên báo hay qua mạng xã hội, người đọc không khỏi đau lòng mỗi khi hay tin trẻ em huyện B, huyện H bị đuối nước ở các con sông, con suối quê nhà. Còn rất nhiều tình huống khác mà các gia đình phải thót tim lo ngại như: Tai nạn giao thông, ngã do leo trèo, chó thả rông cắn, bị bỏng, ngộ độc… Rồi xót xa câu chuyện bé gái X bị người hàng xóm xâm hại. Thậm chí có em bị chính người thân của mình xâm hại. Mỗi bản án được tuyên đối với những kẻ mất hết tính người là thỏa đáng, nhưng với các em bị hại, phía trước là cả chặng đường khó khăn cần vượt qua. Vết thương thân thể, vết thương tinh thần bao giờ sẽ lành?… Cũng vì thế, nhiều năm gần đây, các ban, ngành như Hội Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, các đơn vị, trường học đã phối hợp tổ chức các chuyên đề phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại tình dục… nhằm trang bị cho trẻ em các kỹ năng phòng, chống. Có thể bằng hình thức sân khấu hóa, hoặc đi vào phân tích các tình huống thường xảy ra… kèm các cảnh báo, các chương trình đó đã phần nào "xóa mù” cho trẻ em (và cả người lớn) về công tác này.
Nghỉ hè là dịp trẻ em được thả lỏng hơn nên việc các gia đình tăng cường quản lý, luôn đưa các thông điệp cảnh báo cho các em là điều cần thiết. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng xã hội, của tổ dân phố, xóm bản, của các tổ chức đoàn thanh niên tại mỗi xóm, bản, khu dân cư cũng cần được nêu cao. Nếu trẻ em luôn trong tầm quan tâm, kiểm soát của gia đình, cộng đồng xã hội…, chắc chắn các em sẽ được bảo đảm an toàn hơn và đó mới là những ngày hè vui khỏe, bổ ích, ý nghĩa.
Bùi Huy