(HBĐT) - Từ mùa mưa bão năm 2020 đến nay, các hộ dân sinh sống tại khu vực xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) tiếp tục xoay sở, khắc phục khó khăn do tình trạng công trình nhà ở, khu vực sản xuất bị sụt lún với mức độ ngày càng nghiêm trọng.



Ngôi nhà sàn của anh Bùi Văn Mười, xóm Hổ 2, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) bị sụt lún nghiêm trọng. 

Hơn 1 năm qua, gia đình anh Bùi Văn Mười gồm 5 nhân khẩu phải chuyển đến ở nhờ nhà người họ hàng sinh sống gần đó, mọi đồ đạc, tài sản có giá trị cũng phải chuyển đi. Đưa chúng tôi đến nơi xảy ra hiện tượng sạt lở, anh Bùi Văn Đức, Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Yên Nghiệp cho biết: Ngôi nhà sàn làm bằng bê tông của hộ anh Mười mới xây chừng 2 năm. Kinh phí để xây ngôi nhà kiên cố này không dưới 400 triệu đồng. Sau mấy đợt mưa hồi năm ngoái, nền nhà bị sụt lún một nửa diện tích, cả ngôi nhà theo đó cũng bị nghiêng đổ. Nguy hiểm nhất là các cột nhà bị nứt gãy, phần cầu thang lên, xuống bị nghiêng góc 450.

Cách nơi ở của hộ anh Bùi Văn Mười khoảng chừng 30 m là ngôi nhà xây cấp 4 của vợ chồng anh Bùi Văn Thăng, chị Bùi Thị Phiến. Tại ngôi nhà này, dễ dàng quan sát được phần đất nền của ngôi nhà có hiện tượng bị lún, phần tường nhà bị nứt mạnh. Qua lời chị Phiến kể thì ở đây có mạch nước ngầm nên khi xảy ra mưa lớn, mưa nhiều, đất thụt lún càng lúc càng sâu, nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi của gia đình bị nứt, lún theo. Vì lo sợ mất an toàn nên cứ khi nào thời tiết mưa bão là vợ chồng chị lại phải đem 4 đứa con chạy về nhà ông bà nội, ngoại tránh trú, không dám nấn ná ở nhà.

Vào thời điểm cuối năm 2020, Ban chỉ huy phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) xã đã phối hợp cơ quan chức năng của huyện thực hiện 2 lần khảo sát tại điểm sạt lở xóm Hổ 2, đồng thời xác định đây là vùng địa chất chấn động phức tạp. Sở NN&PTNT cũng đã kiểm tra, rà soát, bàn phương án xử lý. Đến nay, 8 hộ dân đã có quyết định phê duyệt phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở nguy hiểm, gồm các hộ: Bùi Văn Mười, Bùi Văn Thăng, Bùi Văn Ngư, Bùi Văn Lợi, Bùi Văn Đức, Bùi Văn Ty, Bùi Văn Chiều, Bùi Văn Hồng. Về hiện trạng, ngoài 1 trường hợp hộ dân có công trình nhà sàn bị nghiêng đổ, 7 hộ còn lại đều trong hiện trạng nứt tường nhà, phần sân vườn và đất xung quanh bị nứt.

Theo đồng chí Bùi Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã, việc ổn định nơi ở cho các hộ dân vùng sạt lở nguy hiểm là cần thiết, tránh tình trạng người dân phải sống trong nơm nớp, bất an khi mùa mưa bão còn kéo dài. Được biết, huyện đang triển khai thực hiện dự án di dân tái định cư xóm Hổ 2. Dự án được tiến hành đồng thời với việc xây dựng công trình chống sạt lở khu vực bờ suối, đào lòng suối nắn dòng đảm bảo tránh sạt lở. Tổng kinh phí thực hiện dự án 10 tỷ đồng, trong đó, T.Ư hỗ trợ 5 tỷ đồng, nguồn đối ứng của địa phương 5 tỷ đồng. Dự án đang thực hiện các bước thủ tục theo quy định, chuẩn bị phê duyệt chủ trương đầu tư. Về phía chính quyền địa phương đã bố trí quỹ đất cấp cho các hộ thành đất thổ cư, có vị trí thuận lợi gần đường bê tông. Đối với việc canh tác, các hộ vẫn có thể sản xuất ở khu đất cũ. Thông qua tuyên truyền, vận động, 100% số hộ đồng thuận, thống nhất cao sẽ chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, các hộ còn băn khoăn về kinh phí xây dựng nhà ở.      

Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục