(HBĐT) - Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hòa Bình có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), trong đó có 59 xã khu vực (KV) III. Quyết định số 433/QĐ-UBDT, ngày 18/6/2021 của Ủy ban Dân tộc phê duyệt trên địa bàn tỉnh có 86 thôn, xóm diện đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã KV II và KV I, trong đó, 35 thôn, bản ĐBKK thuộc các xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM).


Nhiều tuyến đường giao thông xã đặc biệt khó khăn Nánh Nghê (Đà Bắc) được cứng hóa, giúp người dân giao thương thuận lợi, từng bước giảm nghèo.

Giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng thời 2 chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là giảm nghèo bền vững và XDNTM. CTMTQG giảm nghèo bền vững được triển khai với 5 dự án thành phần. Kết quả thực hiện đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác giảm nghèo ở các địa bàn khó khăn. Minh chứng bằng các con số: Tỷ lệ hộ nghèo từ 24,38% năm 2016 giảm còn 9,97% năm 2020, bình quân giảm 3,16%/năm; xã thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giảm trung bình 3%/năm. Đến hết năm 2020 có 6 xã, 73 thôn thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Huyện Kim Bôi thoát khỏi diện được áp dụng cơ chế hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ.

Đối với CTMTQG XDNTM, đến hết năm 2020, toàn tỉnh có 58/131 xã về đích XDNTM; 2 huyện Lương Sơn,Lạc Thủy hoàn thành nhiệm vụ XDNTM. Bình quân đạt 15,31 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.

Thực tế cho thấy, các CTMTQG được thực hiện đã góp phần đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, dân sinh ở các xã ĐBKK, xã vùng đặc thù và các thôn, bản ĐBKK. Đồng thời, các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân đã mang lại hiệu quả thiết thực, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng phát triển sản xuất, ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân. Mức sống và thu nhập của hộ nghèo, hộ ĐBDTTS được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Dân tộc, kết quả giảm nghèo ở nhiều địa phương còn thiếu bền vững; nguy cơ tái nghèo cao, tình trạng hộ nghèo và cận nghèo là người DTTS vẫn là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay. Tính đến năm 2020, hộ nghèo người DTTS chiếm tới 92,42% trong tổng số hộ nghèo cả tỉnh (tỷ lệ người DTTS chiếm 74,31% dân số của cả tỉnh). Những xã ĐBKK tỷ lệ hộ nghèo còn 20,27%. Ngoài ra, tốc độ giảm nghèo nhanh, bất thường ở một số xã thuộc diện ĐBKK trong những năm qua (có xã tỷ lệ giảm nghèo lên đến 19,87%/năm) gây những hoài nghi, băn khoăn trong Nhân dân, trong khi đời sống của người dân chưa có đột phá, thu nhập bình quân đầu người của ĐBDTTS ở các xã ĐBKK hiện mới đạt khoảng 25,2 triệu đồng/năm, chưa bằng 1/2 so với mức bình quân chung của tỉnh. Tình trạng thiếu nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, xâm canh xâm cư... chưa được giải quyết triệt để. Cơ sở hạ tầng KT-XH vùng ĐBKK còn thấp kém... Do vậy, để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có những giải pháp đột phá, nguồn lực đầu tư đủ mạnh cho chính sách giảm nghèo gắn liền với phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN thì mới thực hiện được mục tiêu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa miền núi và đồng bằng, giữa người DTTS và người Kinh.

Với quan điểm: Phát triển KT-XH vùng DTTS&MN là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, vì vậy cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc, đặc biệt là các chính sách đặc thù của tỉnh..., BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Qua đó, nhằm đạt được mục tiêu: Khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong tỉnh, chủ động đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng ĐBDTTS&MN so với bình quân chung của cả nước. Phấn đấu đến năm 2025, giảm 50% xã, thôn, bản ĐBKK; đến năm 2030, cơ bản không còn xã, thôn, bản ĐBKK.

Đặc biệt, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đang rốt ráo chỉ đạo chuẩn bị các phần việc để triển khai thực hiện CTMTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh. Chương trình sẽ được thực hiện ở các xã, thôn vùng ĐBDTTS&MN; ưu tiên nguồn lực đầu tư cho địa bàn ĐBKK, xã đặc thù. Đối tượng thụ hưởng là hộ gia đình, cá nhân người DTTS; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn ĐBKK; doanh nghiệp, HTX, các tổ chức KT-XH hoạt động ở địa bàn vùng ĐBKK.

Việc triển khai thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy và CTMTQG nói trên được kỳ vọng sẽ là đòn bẩy để vùng ĐBDTTS&MN trong tỉnh giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giữa các vùng, miền trong những năm tới.


Bình Giang


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục