(HBĐT) - Từ trung tâm xóm Muôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc), ngược theo con đường đất thẳng đứng chằng chịt ổ voi, ổ gà… để lên tới nơi sinh sống của 33 hộ dân trong xóm. Mất chừng 20 phút, những tay lái là nam giới phải rất vất vả mới vượt cung đường đèo dốc gian nan này. Vậy mới thấu hiểu được khó khăn, cực nhọc và cả những nguy hiểm hàng ngày người dân xóm Muôn Chếch phải đối mặt. Trước khi thực hiện nhập xóm, khu vực này thuộc địa bàn xóm Chếch, là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh.


Đường giao thông tại xóm Muôn Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) chủ yếu là nền đất, ảnh hưởng đến đi lại, giao thương hàng hóa của Nhân dân.

"Vào ngày thời tiết nắng ráo thì đi được xe máy, nếu không may trời mưa, chúng tôi phải gửi xe dưới chân dốc, "cuốc” bộ gần 1 tiếng để lên với bà con…”, đó là chia sẻ của đồng chí Bùi Văn Cộc, Trưởng xóm Muôn Chếch. Khảo sát thực tế tại tuyến đường dẫn lên khu vực sinh sống của 33 hộ dân cho thấy, mặt đường đất bị cày xới thành những rãnh sâu từ 20 - 30 cm bởi nước lũ đổ về. Dọc hai bên đường vẫn còn bùn đất, cây cối ngổn ngang sau các đợt thiên tai. Nhiều đoạn đường hẹp, taluy dương là vách núi, phía bên kia là vực sâu nguy hiểm. Với địa hình đồi dốc, đường đất trơn trượt gây không ít khó khăn cho người dân trong đi lại, đặc biệt là trẻ tới lớp.

Anh Bùi Văn Kiển, xóm Muôn Chếch cho biết: "Thời tiết thuận lợi thì không sao, hễ mưa lay phay là đường trơn lầy lội, xe máy lại "đắp chiếu”. Để kịp giờ lên lớp, sáng nào các con tôi cũng phải dậy từ 5h để bố mẹ cõng xuống chân dốc tới trường. Một số trẻ học lớp 3 - 4 có thể tự đi bộ nhưng vẫn phải có phụ huynh đi kèm. Đặc biệt nguy hiểm hơn vào mùa lũ bão, do địa hình phức tạp, nhiều khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất đá, chúng tôi buộc phải cho con nghỉ học để đảm bảo an toàn”.

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt, đường giao thông khó khăn đã tác động lớn đến tình hình phát triển kinh tế của Nhân dân. Trong những năm qua, xóm Muôn Chếch tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương. Chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi tổng hợp, trồng rừng, cây ăn quả có múi. Theo rà soát, toàn xóm duy trì diện tích đất sản xuất nông nghiệp gần 20 ha, 30 ha đất lâm nghiệp. Ngoài ra, một số hộ chủ động cải tạo diện tích vườn tạp để trồng cây có múi với các giống bưởi đỏ, bưởi Diễn… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là đường giao thông khó khăn, tư thương ép giá cước phí vận chuyển. Trong thời điểm thu hoạch bưởi đỏ đầu tháng 12/2022, tư thương thu mua tại vườn các hộ với giá 3.000 đồng/quả, trong khi tại khu vực trung tâm xã giá 6.000 đồng/quả; giá cây sả cũng thấp, dao động từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, đường giao thông khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa thiết yếu có giá thành cao hơn so với các xóm vùng thấp”.

Toàn xóm hiện có 119 hộ với trên 500 nhân khẩu. Thời điểm chưa triển khai sáp nhập, xóm Chếch là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh với tỷ lệ hộ nghèo gần 90%, kinh tế chậm phát triển, đời sống Nhân dân gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính bởi địa bàn nằm cách xa khu vực trung tâm, hệ thống đường giao thông ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống Nhân dân, nông sản làm ra không tiêu thụ được.

Đồng chí Bùi Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai cho biết: "Từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền các cấp đã quan tâm, đầu tư nâng cấp 4/6,5 km đường giao thông dẫn vào trung tâm xóm Muôn Chếch. Theo rà soát, hiện còn khoảng 2,5 km đường đất dẫn vào khu vực cuối xóm. Thời gian tới, xã mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của Nhà nước, huy động Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công để hoàn thiện, nâng cấp tuyến đường. Qua đó đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân, đặc biệt là việc tới trường của trẻ nhỏ. Đồng thời kết nối giao thương, vận chuyển hàng hóa góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân xóm Muôn Chếch, đóng góp vào sự phát triển KT-XH địa phương”.


Đức Anh


Các tin khác


Chương trình “Xuân đoàn kết - Tết biên cương” tại các xã biên giới tỉnh Sơn La

(HBĐT) - Trong 2 ngày 9-10/1, Hội LHPN tỉnh phối hợp tổ chức chương trình đồng hành cùng phụ nữ biên cương "Xuân đoàn kết - Tết biên cương” năm 2023 tại các xã biên giới: Mường Hung (Sông Mã) và Chiềng On (Yên Châu) tỉnh Sơn La.

Trao 130 suất quà cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán Qúy Mão

(HBĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Hoà Bình vừa tổ chức trao 130 suất quà, trị giá 73 triệu đồng cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tại các công đoàn cơ sở.

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng quà Tết xã Tú Lý

(HBĐT) - Sáng 12/1, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác của tỉnh đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Tú Lý (Đà Bắc) nhân dịp xuân Quý Mão 2023.

Huyện Tân Lạc đổi mới công tác thông tin cơ sở

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác thông tin cơ sở (TTCS) được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể huyện Tân Lạc quan tâm tổ chức thực hiện, quán triệt về ý nghĩa, vai trò của công tác TTCS gắn với thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của cơ quan, đơn vị phù hợp với tình hình mới.

Lãnh đạo Công an tỉnh chúc Tết gia đình các đồng chí nguyên lãnh đạo Công an tỉnh và gia đình chính sách

(HBĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ngày 10/1, đoàn công tác của Công an tỉnh do Đại tá Đỗ Thanh Bình, Giám đốc Công an tỉnh đã thăm, chúc Tết gia đình các đồng chí: Nguyễn Văn Ba, Bùi Văn Lạnh, Bùi Đức Sòn, nguyên Giám đốc Công an tỉnh.

Tặng quà thương, bệnh binh nặng tại các Trung tâm điều dưỡng người có công

(HBĐT) - Được ủy quyền của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đoàn công tác Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vừa tổ chức thăm hỏi, chúc Tết các thương binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng người có công các tỉnh: Hà Nam, Ninh Bình, Phú Thọ và Trung tâm Điều dưỡng người có công huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục