Phạm nhân tại Trại tạm giam Công an tỉnh trước khi chấp hành xong án phạt tù được tư vấn, thông tin về lao động, việc làm.
Cũng như chị Bùi Thị D., sau thời gian dài đi "trả án” về hành vi phạm tội của bản thân, ngay sau khi trở về nhà, Lê Xuân T. ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) được cán bộ thị trấn, khu dân cư đến động viên, hỗ trợ giúp đỡ sửa sang nhà cửa, dọn dẹp vườn tược để chuẩn bị cho hành trình THNCĐ. Lê Xuân T. chia sẻ: Trước thời điểm được tha tù, tôi và nhiều phạm nhân được tư vấn kiến thức pháp luật, trao đổi, chia sẻ nhiều thông tin về lao động, việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Cùng với việc tìm hiểu thêm sau khi mãn hạn tù giúp chúng tôi có thể tự tin THNCĐ, tìm kiếm việc làm, có thu nhập để từng bước ổn định cuộc sống.
Theo đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) tỉnh, ngoài việc phối hợp Hội Luật gia, Cơ quan thi hành án hình sự tỉnh, Trại tạm giam Công an tỉnh tổ chức các hội nghị tư vấn pháp luật về THNCĐ cho người chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù (CHXAPT) và phạm nhân đang chấp hành án, Trung tâm chủ động phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hội nghị tư vấn việc làm, hỗ trợ vay vốn THNCĐ, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người CHXAPT. Năm 2022, Trung tâm đã phối hợp tư vấn, chia sẻ thông tin về lao động, việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cho trên 500 người CHXAPT THNCĐ, 50 phạm nhân đang chấp hành án tại Trại tạm giam Công an tỉnh. Sau khi được tư vấn, nhiều người được tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, tạo dựng cuộc sống ổn định, từng bước xóa bỏ quá khứ lầm lỗi.
Trách nhiệm, hành động cụ thể giúp người lầm lỗi hướng thiện
Cun Pheo (Mai Châu) là một trong những địa phương hiện quản lý nhiều người thuộc diện THNCĐ. Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương, những người thuộc diện tù tha, án treo ở xã không ngừng nỗ lực vươn lên. Theo Thiếu tá Vì Văn Hưởng, Trưởng Công an xã Cun Pheo, tại địa phương có 31 trường hợp tù tha, án treo đang sinh sống, còn 6 trường hợp trong diện quản lý chưa được xóa án tích. Các trường hợp này thường xuyên được cấp ủy, chính quyền quan tâm, động viên nên có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật và THNCĐ, yên tâm lao động sản xuất, không có trường hợp tái vi phạm pháp luật.
Thượng tá Nguyễn Thị Thủy, Trưởng phòng Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh cho biết: Đến hết năm 2022, toàn tỉnh quản lý 1.785 người CHXAPT về địa phương. Thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương đã quan tâm tập trung thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp đảm bảo thực hiện THNCĐ cho người CHXAPT trở về địa phương sinh sống. Tuy nhiên, để công tác này ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cả hệ thống chính trị thì chính quyền các cấp, các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân cần có trách nhiệm, hành động cụ thể hơn nữa để giúp những người CHXAPT trở về địa phương tự tin THNCĐ, từ bỏ quá khứ lầm lỗi, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Thực tế thời gian qua, do nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác THNCĐ cho người CHXAPT, các cấp, ngành, địa phương trong toàn tỉnh đã có nhiều hoạt động cụ thể nhằm giúp người CHXAPT THNCĐ. Như đối với phạm nhân trước khi hết thời gian chấp hành án 2 tháng được phổ biến chính sách, pháp luật, thông tin về tình hình KT-XH, thị trường lao động, giáo dục kỹ năng sống, hỗ trợ các thủ tục pháp lý như cấp căn cước công dân, giấy phép lái xe... Thông qua việc gặp gỡ, Công an TP Hòa Bình cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 17 người; Công an huyện Lương Sơn cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 74 người trong diện THNCĐ để phòng ngừa phạm tội. Toàn tỉnh duy trì hoạt động 15 mô hình về THNCĐ. Qua đây vận động toàn dân tham gia quản lý, giáo dục, cảm hóa những người lầm lỗi, người CHXAPT chưa tiến bộ tại cộng đồng dân cư. Nhờ vậy, người CHXAPT tái phạm tội, vi phạm pháp luật chiếm tỷ lệ thấp với 91/1.785 người, bằng 5,098%.
Mạnh Hùng