(HBĐT) - Đầu tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nêu 6 sai phạm của TikTok tại Việt Nam, dự kiến thanh tra, kiểm tra toàn diện nền tảng mạng xã hội (MXH) TikTok trong tháng 5. Ứng dụng TikTok hiện có mặt ở hơn 150 quốc gia với trên 1 tỷ người dùng. Đây cũng là một nền tảng MXH đang được nhiều bạn trẻ trong tỉnh yêu thích sử dụng. Cùng với những giá trị tích cực đem lại, TikTok cũng chứa đựng những mặt trái nguy hiểm, gây ra hệ lụy cho xã hội, đặc biệt là giới trẻ.



Các bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hòa Bình cần cảnh giác trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội TikTok. 

TikTok có gì để thu hút giới trẻ?

TikTok là nền tảng MXH của Trung Quốc với kho dữ liệu video ngắn (video shorts) nội dung phong phú, ngắn gọn và súc tích. Các video shorts được sáng tạo sản xuất theo trend (xu hướng) thu hút người dùng quan tâm. Theo thống kê tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng sử dụng ứng dụng TikTok tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022), trong đó chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi trung bình từ 18 - 30 tuổi.  

Anh Nguyễn Mạnh Tuyền ở phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) là một TikToker chuyên sáng tạo, sản xuất các video có nội dung về lĩnh vực văn hóa. Tài khoản TikTok của anh có tên "Ansaphoabinh” với 41.200 lượt người theo dõi, tổng số trên 100 video shorts. Các video được sản xuất nội dung ngắn gọn, nhiều thông tin, hấp dẫn người xem với nội dung phong phú từ du lịch, ẩm thực, từ thiện… Để thực hiện các video shorts đăng tải trên nền tảng MXH TikTok, trung bình anh Tuyền mất từ 3 - 4 tiếng để thực hiện. Một số video cần đầu tư về hình ảnh, địa điểm ở xa có thể mất 1 - 2 ngày.

Anh Tuyền chia sẻ: "TikTok hấp dẫn người dùng bởi hình ảnh, phong cách, ngôn ngữ thể hiện, đáp ứng tiêu chí "độc - lạ - vui" theo trend của giới trẻ. Ở bất kỳ đâu, chỉ với chiếc điện thoại thông minh người dùng có thể lướt xem các video shorts đăng tải trên TikTok một cách đơn giản. Cùng với đó có thể mua bán, trao đổi hàng hóa trên TikTok shop. Điểm hấp dẫn giới trẻ ở nền tảng TikTok là có thể kiếm thêm thu nhập mà vẫn thoải mái, không bị gò bó về thời gian. TikTok tại Việt Nam chưa có chính sách trả tiền cho người sáng tạo nội dung dựa trên lượt xem. Tuy nhiên, các TikToker vẫn có thể kiếm tiền nhờ nhận hợp đồng quảng cáo. Kinh phí được tính dựa vào lượt tương tác, lượt theo dõi mà người dùng có thể tạo dựng được từ video đăng tải”.

Ẩn họa từ TikTok

Tại họp báo thường kỳ của Bộ TT&TT diễn ra chiều 6/4/2023, đại diện Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nêu rõ 6 vi phạm của TikTok tại Việt Nam. Trong đó có một số nội dung đáng lưu ý như: TikTok không có biện pháp kiểm soát hiệu quả những nội dung vi phạm liên quan đến chính trị, chống phá Đảng, Nhà nước; tin giả; nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em. Sử dụng thuật toán phân phối nội dung tự động để tạo xu hướng nhằm phát tán những nội dung giật tít, câu view, bất chấp đó là nội dung độc hại, phản cảm, gây ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và giới trẻ. Không có biện pháp kiểm soát hiệu quả để ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán, quảng cáo hàng giả, hàng nhái…

Từ năm 2022 đến nay, nền tảng MXH TikTok phát triển mạnh, thu hút số lượng lớn người dùng, đặc biệt lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh khiến cho công tác quản lý nền tảng thiếu chặt chẽ, không đảm bảo an toàn với người dùng. Những video đăng tải các nội dung độc hại, phản cảm trên TikTok như: trào lưu "tự mài răng ở nhà”, các TikToker hướng dẫn người xem sử dụng dũa móng tay cứng để mài răng. Người làm theo có thể gặp tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Các video shorts "bóc phốt, đấu tố" cá nhân, người nổi tiếng cũng được đánh giá đang diễn biến phức tạp. Một số trào lưu nhảy "khoe thân” phản cảm, dung tục đăng tải tràn lan. Thời gian gần đây xuất hiện trào lưu các video có nội dung đánh giá, phê phán, chê bai món ăn gây tranh cãi, ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh của các nhà hàng.

Khảo sát thực tế trên ứng dụng TikTok cho thấy, thông thường đối với những video có nội dung xấu, độc thì trong 4 - 5 giây đầu tiên của video sẽ xuất hiện những hình ảnh "sốc” gây ấn tượng mạnh với người xem. Từ đó là cơ hội để các TikToker "câu view”, tạo hiệu ứng lây lan trong cộng đồng mạng. Việc mải mê kiếm thêm thu nhập trên TikTok đã khiến không ít bản trẻ sẵn sàng đi ngược với đạo đức, bất chấp tất cả, thậm chí là sức khỏe để tăng tương tác, tăng độ nổi tiếng nhằm kiếm được nhiều tiền hơn.

Anh Hoàng Lê Anh ở phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) chia sẻ: "Tôi thường xuyên sử dụng và thực hiện các video đăng tải lên TikTok để giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên gần đây trên TikTok xuất hiện nhiều video có nội dung không lành mạnh, phản cảm, gây khó chịu cho người dùng”.

Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Là một trong những MXH phát triển sau Facebook, Instagram…, nhưng với nền tảng MXH sử dụng thuật toán như TikTok đang khiến cho các ngành chức năng gặp khó trong công tác quản lý số lượng tài khoản và người dùng. Nếu Facebook thuần túy là một trang cá nhân với nhiều thông tin, chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, chỉ cần có những ngôn từ kích động hoặc hình ảnh phản cảm vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng sẽ bị "tuýt còi”, khóa tài khoản vĩnh viễn. TikTok cũng đặt ra những quy định cấm các hành vi quấy rối, bạo lực, hình ảnh phản cảm. Tuy nhiên trên thực tế, các video đăng tải trên TikTok vẫn có thể "lách” luật xuất hiện tràn lan trên MXH tiềm ẩn nguy cơ gây họa cho cộng đồng.

Đồng chí Nguyễn Quốc Luân, Trưởng phòng Thông tin, báo chí, xuất bản (Sở TT&TT) cho biết: "Hiện nay, đơn vị chưa có số liệu thống kê cụ thể về số lượng người đăng ký sử dụng TikTok trên địa bàn toàn tỉnh. Công tác quản lý về nội dung, thông tin xấu, độc trên MXH TikTok gặp nhiều khó khăn bởi chưa có công cụ và giải pháp kỹ thuật để giám sát các video này, đội ngũ cán bộ còn thiếu. Thời gian tới, ngành chức năng sẽ tăng cường công tác quản lý MXH, đặc biệt đối với TikTok. Xử lý nghiêm đối tượng có hành vi phát tán, đăng tải nội dung thông tin xấu, độc lên MXH. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân, đặc biệt là thanh thiếu niên hiểu và sử dụng MXH TikTok an toàn, lành mạnh”.

Đức Anh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục