Khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ đề nghị tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) với cán bộ, công chức tiếp tục quy định là mức lương cơ bản, phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Trong đó về cơ cấu tiền lương mới, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Phản hồi ý kiến của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) về việc đánh giá tác động chính sách tiền lương mới đến việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ cho biết: Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương từ 5 nguồn.
Người dân đến làm thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa xã Nghi Long (Nghi Lộc, Nghệ An). Ảnh: Bích Huệ/TTXVN
Cụ thể: Từ nguồn tăng thu và nguồn dư của địa phương đã bố trí cho cải cách tiền lương các năm trước chuyển sang; từ nguồn ngân sách Trung ương; từ một phần nguồn thu sự nghiệp; từ 10% tiết kiệm tăng thêm chi thường xuyên; từ nguồn do thực hiện tinh giản biên chế.
Theo Bộ Nội vụ, số liệu tính toán, cân đối cụ thể từ 5 nguồn nêu trên và nội dung chi khi cải cách chính sách tiền lương thuộc nhiệm vụ của Bộ Tài chính.
Về cơ cấu tiền lương mới, lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản của năm, không bao gồm phụ cấp).
Trong đó, thực hiện chế độ lương chức vụ (bỏ chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo), thu hẹp đối tượng hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề, chỉ còn áp dụng đối với quân đội, công an, cơ yếu.
Căn cứ quy định nêu trên và quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội, Bộ Nội vụ đề nghị tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi thực hiện chế độ tiền lương mới tiếp tục quy định là mức tiền lương cơ bản (quy định trong 5 bảng lương mới), phụ cấp thâm niên nghề và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8%).
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Đồng thời, từ 1/7 sẽ tiến hành điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, trong tháng 5 phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Mới đây, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng vừa trình Chính phủ xem xét điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng áp dụng với doanh nghiệp từ 1/7/2024. Việc tăng lương tối thiểu vùng đồng bộ với thời điểm thực hiện cải cách tiền lương khu vực Nhà nước.
Theo Báo Tin tức
Ngày 2/2, Báo Hòa Bình phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh tổ chức tặng quà Tết gia đình chính sách ở xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn.
Là đơn vị tiêu biểu được nhận bằng khen của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh trong triển khai thực hiện Chương trình "1 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” (Chương trình 1 triệu sáng kiến), Công đoàn cơ sở (CĐCS) Trường TH&THCS Bắc Phong (Cao Phong) là đơn vị dẫn đầu trong khối CĐCS trên địa bàn huyện. Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, đoàn viên Công đoàn nhà trường đã có nhiều sáng kiến mang tính ứng dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua "Dạy tốt – học tốt”.
Trong 3 ngày, 29 – 31/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình tặng quà Tết cho công nhân lao động hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo trên địa bàn.
Từ ngày 31/1 - 1/2, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình đã tổ chức chương trình tặng quà Tết cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Hội Chữ thập đỏ tỉnh vừa phối hợp với Câu lạc bộ Thiện Tâm huyện Thanh Oai (Hà Nội) tổ chức chương trình tặng quà cho người nghèo tại xã Thành Sơn (Mai Châu).