Đến nay, dù đã trải qua 15 năm nhưng các công trình hạ tầng nông thôn như đường làng, ngõ xóm, công trình nước sạch... ở xóm Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) vẫn còn vẹn nguyên dấu ấn của "Làng bộ đội” khi xưa...


Xóm Hải Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) đã xây dựng thành công mô hình "Làng văn hóa QP-AN”.​​​​​

Sức sống của "Làng bộ đội”

Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh xóm, Bí thư Chi bộ    Bãi Tam Bùi Văn Thuấn vừa đi vừa chỉ chỗ này khi xưa là vườn, chỗ kia là chuồng trâu... Rồi ông kể: Trước năm 2009, Bãi Tam là xóm đặc biệt khó khăn của xã. Do vậy, về cơ sở vật chất hầu như không có gì. Đường sá khó khăn đã làm cho xóm gần như bị biệt lập. Cùng với những khó khăn về kinh tế, xóm còn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu ăn sâu trong tiềm thức người dân... Những yếu tố đó làm cho đời sống người dân vốn đã khó khăn càng trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, từ khi được chọn triển khai thí điểm xây dựng mô hình "Làng, bản văn hóa quốc phòng" (VHQP), bộ mặt nông thôn, đời sống người dân đã có những chuyển biến rõ rệt.

Từng kề vai, sát cánh với cán bộ, chiến sỹ (CBCS) LLVT tỉnh, huyện trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các mục tiêu của mô hình, khi đó anh Bùi Thanh Tặng, Phó trưởng xóm Bãi Tam còn là đoàn viên thanh niên vẫn nhớ sự "thay da đổi thịt" từng ngày trên quê hương: Trước khi thực hiện mô hình "Làng, bản VHQP” thì đường làng, ngõ xóm nhỏ hẹp, chớm mưa đã lầy lội bùn đất. Sau khi thực hiện mô hình, đường sá đã được mở rộng bê tông hóa, phong quang sạch sẽ. Không chỉ cải thiện về hạ tầng nông thôn mà tư duy sản xuất của người dân cũng thay đổi. Trước đây, bà con chỉ canh tác theo lối cũ, lạc hậu, sau khi được sự giúp đỡ của CBCS LLVT của tỉnh, huyện, người dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt, CBCS cơ quan quân sự các cấp đã tích cực vận động người dân từ bỏ những hủ tục lạc hậu, thay đổi tập quán sinh hoạt cũ, đưa chuồng trại không hợp vệ sinh ra xa nơi ở... Những thay đổi đó đến nay vẫn hiện hữu trong cuộc sống ở Bãi Tam.

Nói về những kết quả đạt được của mô hình "Làng, bản VHQP", Đại tá Quách Đăng Phú, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh khẳng định: Kết quả lớn nhất mà chúng tôi đạt được trong thực hiện Đề án xây dựng mô hình "Làng, bản VHQP" đó chính là đã tạo được sự đồng tình ủng hộ, sự tin tưởng của người dân và cấp ủy, chính quyền địa phương. 

Chính niềm tin đó ngày càng phát triển, được nhân rộng và có sức sống mạnh mẽ. Đến nay, sau gần 15 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh đã xây dựng được 37 mô hình "Làng, bản VHQP”. Trong đó, có 15 "Làng, bản văn hoá QP-AN”. Và điều đáng quý nhất là ở đâu, người dân cũng gọi những làng, bản "kiểu mẫu” này là "Làng bộ đội”. 

Nơi ấm tình quân dân

Mô hình "Làng, bản văn hóa QP-AN” là một trong những mô hình đặc trưng chỉ có duy nhất ở Hòa Bình do LLVT tỉnh triển khai, tổ chức thực hiện. Trong gần 15 năm qua, những "Làng, bản VHQP”, "Làng, bản văn hóa QP-AN” đã trở thành nơi gắn kết, ấm tình quân dân. 


Cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh tham gia ngày công giúp đỡ người dân xóm Can, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) xây dựng thành công mô hình "Làng văn hóa QP-AN”.

Sải bước trên những con đường bê tông trải dài, sạch đẹp; thấy được niềm vui, nụ cười trên môi những người dân ở xóm Lương Tiến, xã Lạc Lương (Yên Thuỷ) mới thấy giá trị, công sức lớn lao mà mỗi CBCS bỏ ra. Xóm Lương Tiến là "Làng văn hoá QP-AN” thứ 37 trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là dấu ấn của LLVT huyện Yên Thuỷ khi xây dựng thành công 6 mô hình "Làng, bản văn hóa QP-AN” trên địa bàn. Thượng tá Bùi Đình Văn, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Yên Thủy chia sẻ: Từ những thuận lợi, bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện Đề án xây dựng mô hình "Làng, bản VHQP” trên toàn huyện. LLVT huyện đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã và nhân dân xóm Lương Tiến xây dựng thành công mô hình "Làng, bản văn hóa QP-AN" gắn với các tiêu chí NTM kiểu mẫu. Theo đó, 100% đường giao thông nông thôn đã cứng hóa; dọc 2 bên đường được trồng cau, hoa tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp và xây dựng 2 vườn mẫu, vườn đẹp. Ban CHQS huyện đã tham mưu Huyện ủy, UBND huyện kết hợp đầu tư xây dựng 2 km đường bê tông; làm 500 m đường giao thông nông thôn; sửa chữa nhà văn hóa; xây dựng cổng làng trị giá hàng trăm triệu đồng; vận động CBCS và nhân dân tham gia 450 ngày công phát quang, làm sạch 2,5 km lề đường. Để có được những kết quả đó, trong quá trình xây dựng mô hình, LLVT huyện đã vận động 32 hộ dân hiến 1.500 m2 đất và tài sản trên đất để xây dựng các công trình; vận động người dân tích cực tham gia đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng... "Việc đồng hành cùng dân, giúp đỡ nhân dân chính là chìa khoá tạo nên thành công của mô hình "Làng văn hoá QP-AN” ở Lương Tiến nói riêng và những bản làng trước đó nói chung”, Thượng tá Bùi Đình Văn chia sẻ thêm. 

Cũng như Yên Thủy, với tinh thần đồng hành cùng nhân dân, CBCS LLVT huyện Cao Phong đã không quản ngại khó khăn, góp công, góp sức xây dựng xóm Hải Phong, xã     Bắc Phong từ một địa bàn khó khăn về mọi mặt trở thành một trong những "miền quê đáng sống”. Từ sự đồng thuận, nhất trí cao, LLVT địa phương đã kết hợp với người dân xây dựng các công trình gắn với xây dựng NTM. Nhiều công trình là sản phẩm của sức quân, sức dân, khi trong quá trình thực hiện, CBCS LLVT đóng góp hơn 500 ngày công cùng hàng nghìn ngày công lao động của người dân đã tạo nên một Hải Phong hoàn toàn mới.

Trên mỗi công trình, ở mỗi "Làng, bản văn hoá QP-AN” được xây dựng thành công đã thể hiện đậm nét tinh thần đoàn kết quân - dân và phẩm chất cao đẹp của Bộ đội Cụ Hồ. Từ việc làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, nhiều hộ đã tự nguyện hiến hàng nghìn mét đất để làm đường, xây dựng công trình hạ tầng nông thôn. Nhờ đó, trong 15 năm qua, LLVT trong toàn tỉnh tham gia cùng cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương làm mới được 13,9 km đường bê tông; mở mới và nâng cấp 7,25 km đường cấp phối; phát quang tầm nhìn 24,7 km đường ngõ xóm; vận động nhân dân hiến 14.186 m2 đất làm đường; tu sửa và hỗ trợ xây dựng 9 nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở; xây mới 10 bể chứa nước, cải tạo 1 đập chứa nước; sửa chữa gần 5 km đường ống dẫn nước bảo đảm nguồn nước sạch sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân; nạo vét 13,7 km kênh mương nội đồng. Tổ chức xây mới 346 nhà vệ sinh; di dời 318 chuồng trại gia súc, gia cầm xa nơi ở của các gia đình; xây dựng cảnh quan xanh - sạch - đẹp ở các thôn, bản. "Các công trình, các bản làng mang đậm dấu ấn tình quân dân đã củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận lòng dân trong khu vực phòng thủ tỉnh”, Đại tá Quách Đăng Phú nhấn mạnh.

Hùng Mạnh

Các tin khác


Dự kiến 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024

Sẽ có 3 mức điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 cho 3 nhóm đối tượng khi cải cách tiền lương.

Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục