Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình những ngày này nhiều gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, đoàn viên - thanh niên đến thăm viếng. Nghĩa trang được quy hoạch trên ngọn đồi thuộc phường Dân Chủ, TP Hòa Bình, bên rừng cây gió thổi vi vu ngày đêm. Trước đây nghĩa trang thuộc phường Phương Lâm, sau đó được quy hoạch, đầu tư xây dựng với quy mô khoảng 4,2ha tại phường Dân Chủ.


Thế hệ trẻ thành phố Hòa Bình dâng hương tưởng nhớ, tri ân các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trong Chiến dịch Hòa Bình.

Năm 2018, chính quyền tổ chức di dời các phần mộ nhằm đáp ứng tốt hơn việc tri ân các anh hùng liệt sỹ và nguyện vọng của nhân dân. Hơn 300 mộ phần của các anh hùng, liệt sỹ, trong đó có nhiều ngôi mộ liệt sỹ vô danh được quy tập về nơi đây yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Mộ phần Anh hùng Cù Chính Lan cũng được quy tập tại nghĩa trang này. 

Dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắngĐiện Biên Phủ và 49 năm ngày giải phóng miền Nam diễn ra nhiều hoạt động tri ân, thăm viếng, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ Chiến dịch Hòa Bình, có những người già, gia đình liệt sỹ, cán bộ và nhân dân, thanh  đến dâng hương, dâng hoa, thắp nến tri ân. Trong lòng mỗi người trào dâng sự xúc động, lòng biết ơn. Các anh đã hy sinh nhưng luôn sống mãi trong lòng đất mẹ, trong lòng nhân dân. 

Em Bùi Phương Thảo, đoàn viên phường Đồng Tiến, TP Hòa Bình chia sẻ: Thế hệ chúng em may mắn được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, đến dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ vừa xúc động xen lẫn tự hào, các anh hùng, liệt sỹ đã cống hiến, hy sinh cho độc lập của quê hương, chúng em càng thấu hiểu thêm về giá trị của hòa bình, độc lập. 

Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực tri ân, chăm sóc gia đình liệt sỹ, thân nhân người có công với cách mạng như: trao tặng hàng nghìn suất quà cho các gia đình thương binh, liệt sỹ, mẹ Việt Nam anh hùng, người có công; hàng trăm ngày công lao động làm đẹp cảnh quan môi trường trong khu vực đài, nhà bia tưởng niệm liệt sỹ, nghĩa trang liệt sỹ, tu sửa các phần mộ liệt sỹ; tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, người có công với cách mạng… thể hiện tình cảm, trách nhiệm đối với các thế hệ cha anh đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Cách đây hơn 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Tổng Quân ủy và Bộ Tổng Tư lệnh, quân và dân ta đã mở màn Chiến dịch Hòa Bình (1951 - 1952), giành thắng lợi sau 3 đợt tiến công. Sau hơn 2 tháng chiến đấu, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 6.000 tên địch, phá hủy và thu nhiều phương tiện chiến đấu của địch, giải phóng khu vực Hòa Bình - Sông Đà, giữ vững đường giao thông chiến lược giữa Việt Bắc và các Liên khu III, IV. Đây là thắng lợi cực kỳ quan trọng, tạo nên thế trận mới chưa từng có của ta ở vùng địch tạm chiếm và trung du, đồng bằng Bắc Bộ; làm thất bại âm mưu củng cố phòng tuyến, tấn công ra vùng tự do của ta, giành lại quyền chủ động của thực dân Pháp. Chiến dịch Hòa Bình đã đánh bại âm mưu đánh chiếm vùng tự do của địch, phá tan âm mưu thâm độc chia rẽ đồng bào Mường, dựng lại "Xứ Mường tự trị” của giặc Pháp trên đất Hòa Bình, đập tan ảo tưởng giành lại thế chủ động trên  chiến trường của thực dân Pháp bằng kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, tạo điều kiện cho quân và dân ta tiến hành chiến dịch Điện Biên Phủ giành thắng lợi hoàn toàn. 

Khi nghiên cứu về chiến tranh của quân Pháp ở Đông Dương, nhà báo - nhà sử học Béc-na Phôn đã cho rằng: "Chiến dịch Hòa Bình đối với quân Pháp cũng tổn thất về sinh mạng và trang bị nhiều không kém gì Chiến dịch Biên Giới và Chiến dịch Điện Biên Phủ sau này”.


Lê Chung

Các tin khác


Phát hiện 1 quả đạn pháo chưa nổ tồn sót sau chiến tranh ở lòng sông Đà

Công an thành phố Hòa Bình cho biết, Công an phường Thịnh Lang vừa tiếp nhận 1 quả đạn pháo là vật liệu nổ nguy hiểm tồn sót sau chiến tranh do người dân phát hiện tại khu vực bờ sông Đà thuộc phường Thịnh Lang (thành phố Hòa Bình).

Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục