Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).


Buổi sinh hoạt mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” xóm Mương Chóng, xã Định Cư (Lạc Sơn).

Bên cạnh đó, nhận thức về giới và Luật Bình đẳng giới cũng như những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước của CB, HVPN chuyển từ suy nghĩ sang hành động tích cực hơn, lan toả hơn.  

Chị Bùi Thị Hậu, thành viên mô hình xóm Mương Chóng chia sẻ: Tham gia dự án tôi và các thành viên rất hào hứng tham dự các lớp tập huấn, chương trình hội thảo. Từ đó tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, gia đình. Chúng tôi hiểu rõ hơn mọi người đều bình đẳng, có quyền như nhau, cùng nhau chia sẻ công việc, gắn kết mọi người lại gần nhau hơn… Mong muốn sau khi kết thúc dự án, mô hình vẫn được duy trì để việc tuyên truyền về bình đẳng trong hôn nhân ngày càng sâu rộng, hiệu quả hơn.

Tháng 8/2023, Hội LHPN tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai thực hiện dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 8 xóm của 4 xã thuộc 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn. Đây là dự án được Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam và Ban Thư ký Quỹ Jiff của tổ chức Oxfam Việt Nam.

Trong khuôn khổ dự án, Ban quản lý dự án thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức, hiểu biết cho CB, HVPN về Luật Hôn nhân và gia đình; những điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình được bổ sung, sửa đổi năm 2014 để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bản thân; cung cấp    thông tin, truyền thông và tư vấn trợ giúp pháp lý nâng cao quyền năng cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trang bị kiến thức, kỹ năng giữ gìn hạnh phúc gia đình; ứng xử giữa vợ và chồng để giữ gìn hạnh phúc gia đình cũng như những rủi ro có thể xảy ra cần chú ý đề phòng; kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa vợ và chồng; tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức, kỹ năng để xây dựng các mối quan hệ trong gia đình hạnh phúc, bền vững; tăng cường phối hợp các bên liên quan trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng như người dân.

Hội LHPN tỉnh đã thành lập, ra mắt 2 mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” với 60 thành viên tại địa bàn 2 xã thuộc 2 huyện. Mỗi mô hình 30 thành viên là các cặp vợ chồng. 

Ngay sau khi thành lập mô hình, Ban quản lý dự án Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 21 lớp tập huấn, 4 cuộc giao lưu truyền thông, 2 cuộc tọa đàm, 4 cuộc nói chuyện chuyên đề, 2 chương trình truyền thông, tư vấn trợ giúp pháp lý... với các chủ đề tuyên truyền Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình; tọa đàm "Quyền của phụ nữ từ góc nhìn của Luật Hôn nhân và gia đình”; tập huấn kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội trong hoạt động kinh doanh… 3.110 lượt đại biểu là cán bộ UBND xã, công an xã, công chức văn hóa - xã hội, cán bộ tư pháp xã, trưởng xóm, bí thư chi bộ, chi hội trưởng phụ nữ, người dân các xã thực hiện dự án đã tham gia các hoạt động. Mô hình được hỗ trợ kinh phí duy trì sinh hoạt hàng tháng từ dự án là 8 triệu đồng. 

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện dự án do thời gian để tổ chức các hoạt động nhanh, nhiều hoạt động triển khai cùng thời điểm... nhưng đến nay, mục tiêu của dự án cơ bản đảm bảo tiến độ đề ra.


Hồng Duyên

Các tin khác


Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương cho 35 phóng viên, biên tập viên

Ngày 17/5, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức bồi dưỡng kỹ năng đưa tin về nhóm dễ bị tổn thương. Tham dự có 35 phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương, địa phương.

Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” 

Ngày 17/5, UBND tỉnh tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) "Tổ liên gia an toàn phòng cháy, chữa cháy” (PCCC) tỉnh Hoà Bình năm 2024. Tham gia hội thi có 10 đội đại diện cho trên 300 "Tổ liên gia an toàn PCCC” ở 10 huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục