Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.
Theo quy định hiện hành, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp (tương ứng 144 tháng đóng), không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư.
Theo đề xuất tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Hai quy định này đang vấp phải phản ứng không chỉ từ người lao động mà cả doanh nghiệp.
Góp ý cho dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, mới đây, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam nhận định quy định người lao động chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp, không được tính hưởng và bảo lưu thời gian đóng dư có thể gây tình trạng người lao động nghỉ việc để nhận trợ cấp thất nghiệp sau 12 năm đóng. Đồng thời, có thể dẫn tới rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, ảnh hưởng đến chính sách an sinh xã hội và doanh nghiệp mất đi nhân sự lâu năm. Do vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên 144 tháng, chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp, sẽ không phải tham gia BHTN.
Phần BHTN đóng dư có thể chuyển sang chế độ khác của BHXH để tăng quyền lợi cho người lao động khi nghỉ hưu; Bổ sung quyền lợi cho lao động đóng BHTN liên tục từ tháng 145 trở đi (chẳng hạn người đóng dư 12 tháng được hỗ trợ thêm 0,1 tháng trợ cấp thất nghiệp). Bên cạnh đó, có chính sách vay vốn ưu đãi cho người lao động có thời gian đóng dư để duy trì sinh kế khi gặp rủi ro về việc làm.
Một thực tế khác hiện nay nhiều người lao động sắp đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng xin nghỉ việc sớm để hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm né quy định người hưởng lương hưu không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp, Tổng LĐLĐ đề xuất chi trả 50% số tiền đã đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp đối với người đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp lần nào.
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.
Theo VTV.VN
Sáng 13/5, Hội đồng Giáo dục quốc phòng và an ninh (QP&AN) tỉnh tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho cán bộ thuộc đối tượng 3, khóa X, năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục QP&AN tỉnh.
Thời gian qua, việc giải quyết hưởng chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đối với người lao động (NLĐ) luôn được cơ quan BHXH tỉnh thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách về BHXH, BHYT, BHTN có vai trò quan trọng, giúp NLĐ yên tâm gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng hành cùng sự phát triển của đơn vị, doanh nghiệp.
Từ ngày 1/7/2024, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở chính thức có hiệu lực thi hành.
Ngày 10/5, đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh do đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban làm trưởng đoàn đã làm việc với Phòng Dân tộc huyện Lạc Sơn về tình hình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi năm 2024.
Những năm qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh xác định xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp (DN) là nhiệm vụ then chốt góp phần phát triển DN bền vững, nâng cao chất lượng đời sống người lao động (NLĐ). Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư về "Tăng cường xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”, các cấp Công đoàn tỉnh đã phối hợp với DN thực hiện nhiều giải pháp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của lực lượng công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Từ đó tạo tâm lý ổn định, giúp NLĐ yên tâm cống hiến, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) vì sức khỏe gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kim Bôi đã triển khai xây dựng mô hình "Phụ nữ tiết kiệm mua BHYT - vì sức khoẻ gia đình” với hình thức góp quỹ xoay vòng mua BHYT cho hội viên. Qua đó góp phần nâng cao tỷ lệ người dân tham gia BHYT, chung tay với ngành BHXH hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT trên địa bàn huyện.