Từ cuối tháng 4 đến nay, huyện Mai Châu hứng chịu thời tiết cực đoan với các trận mưa đá kèm theo dông, lốc phá hỏng nhiều nhà cửa, công trình phụ trợ và hoa màu, tổng thiệt hại ước tính gần 50 tỷ đồng. Cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung huy động nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp nhằm chủ động ứng phó, phòng ngừa trước thời tiết diễn biến phức tạp.
Thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Mai Châu kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu trên địa bàn.
Cuối tháng 4, trận mưa đá lịch sử trên địa bàn các xã Hang Kia, Pà Cò, Tân Thành đã làm thiệt hại gần 130 con gia súc, gia cầm; hư hỏng gần 40 căn nhà, hàng trăm ha hoa màu, cây ăn quả, các công trình phụ trợ nhà văn hóa, chợ dân sinh…, thiệt hại ước gần 50 tỷ đồng. Tiếp đó, đầu tháng 5, mưa lớn, sét tại các xã Bao La, Mai Hạ làm hư hỏng nhiều thiết bị điện như ti vi, tủ lạnh… Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) huyện đã huy động các lực lượng tập trung khắc phục hậu quả thiên tai. Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu để kịp thời xây dựng phương án xử lý, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân.
Tại xã Xăm Khòe, 36 hộ dân xóm Xuân Tiến sống dọc theo suối Xia cũng nơm nớp lo sợ khi mùa mưa bão đến. Bởi tại khu vực "rốn lũ” này thường xuyên xảy ra tình trạng ngập úng do nước từ thượng nguồn đổ về gây lũ ống, lũ quét. Anh Bùi Văn Đảm, xóm Xuân Tiến trăn trở: Khu vực này vào mùa hè đã xảy ra tình trạng đuối nước. Đặc biệt, nước lũ từ thượng nguồn đổ về chảy xiết, dâng cao làm hư hỏng nhiều nhà, hoa màu. Chúng tôi mong chính quyền địa phương có phương án xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho nhân dân.
Mai Châu là huyện vùng cao, địa hình đồi núi phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều suối. Vào mùa mưa tiềm ẩn nguy cơ đá lăn, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét. Theo rà soát, toàn huyện hiện có trên 900 hộ dân sống trong khu vực nguy cơ cao xảy ra thiên tai, trong đó, thị trấn Mai Châu 124 hộ, xã Vạn Mai 275 hộ, xã Sơn Thủy 94 hộ, xã Tòng Đậu 92 hộ... Bên cạnh đó, nhiều tuyến đường giao thông có nền đất yếu, nguy cơ sạt trượt taluy gây mất an toàn cho người và phương tiện lưu thông như: đường xóm Nọt - Nhúng (xã Sơn Thủy), đường xóm Nà Lụt (xã Thành Sơn), đường ĐH63 xã Nà Phòn đi xóm Nà Chào (xã Bao La)...
Thực hiện phương châm "4 tại chỗ" và nguyên tắc phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả, huyện Mai Châu quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp. Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS huyện. Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân. Chủ động xây dựng kế hoạch, lập phương án ứng cứu kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra. Kiểm tra, có biện pháp sửa chữa, gia cố kịp thời những vị trí xung yếu, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hồ, đập và an toàn giao thông. Chủ động nạo vét khơi thông dòng chảy, cống, rãnh, lòng cầu, mặt và sân ngầm tràn, phát quang cây cỏ ven đường; bố trí nhân lực, vật tư, thiết bị cho công tác PCTT-TKCN. Đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu các dự án đang thi công phải có phương án phòng chống lụt bão, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.
Khi xảy ra thiên tai, Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS huyện huy động 100% lực lượng tham gia ứng trực, kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Huy động các lực lượng bám nắm cơ sở, trực tại khu vực xung yếu. Tận dụng nhân lực, vật lực tại chỗ cho công tác PCTT-TKCN tại cơ sở.
Đồng chí Phạm Văn Hoàn, Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Ứng phó với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy PCTT-TKCN&PTDS huyện đã ban hành các chỉ thị, xây dựng kế hoạch, triển khai phương án chi tiết. Lực lượng chức năng chủ động rà soát các khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai. Huy động các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước để đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão. Quyết tâm không để thiệt hại về người, giảm thiểu thiệt hại tài sản của nhân dân.
Đức Anh
Đền Khụ Chẹ xưa được khởi dựng từ lâu đời, nằm trên núi Khụ Chẹ thuộc xóm Chông, Mường Khơi, nay thuộc xóm Chông Vạch, xã Đông Lai (Tân Lạc), cách chân núi khoảng 30m.
Trung đoàn Tây Tiến do Trung ương Đảng quyết định thành lập ngày 27/2/1947, từ tháng 5/1947 đổi tên thành Trung đoàn 52 Tây Tiến. Mùa thu năm 1947, Trung đoàn chuyển dần về đứng chân ở vùng Tây Nam tỉnh Hòa Bình, tập trung ở khu vực Chiềng Vang, Chiềng Vó, huyện Lạc Sơn để củng cố, huấn luyện, giúp đỡ lực lượng vũ trang địa phương đánh địch.
Ngày 31/5, tại trường Mầm non Suối Hoa, xã Độc Lập, Câu lạc bộ (CLB) Kết nối trái tim phối hợp Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình "Vui Tết thiếu nhi 1/6”, trao quà cho trẻ em, học sinh trên địa bàn.
Chiều 31/5, đoàn công tác của Tỉnh Đoàn, Hội đồng Đội tỉnh đã tham dự chương trình Vui Tết thiếu nhi 1/6 hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em" tại Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em tỉnh.
Ngày 31/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh phối hợp Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho 120 cán bộ công đoàn, cán bộ phụ trách ATVSLĐ của các doanh nghiệp.
Ông Đinh Văn Anh, Phó chủ tịch UBND xã Hữu Lợi (Yên Thủy) cho biết: Vào hồi 7 giờ 5 phút, ngày 31/5, UBND xã nhận được tin báo của Công an xã về việc ông Q. V. S, sinh năm 1959, trú tại xóm Liên Hợp, xã Hữu Lợi bị chết trong khu rừng của gia đình. Ông S là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Hữu Lợi.