Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có văn bản gửi các cơ quan lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về điều chỉnh mức chuẩn trợ giúp xã hội tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, tương ứng tăng 38,9% so với mức hiện hành, dự kiến áp dụng từ ngày 1/7/2024.


Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thăm hỏi, động viên trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Trợ giúp trẻ em khuyết tật Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo dự thảo, dự kiến nếu phương án này được thực hiện từ ngày 1/7/2024, thì ngân sách Nhà nước cần bố trí thêm khoảng 4.700 tỷ đồng trong 6 tháng cuối năm 2024, để thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng (với mức chuẩn trợ giúp xã hội 500.000 đồng/tháng) cho khoảng 3,356 triệu đối tượng bảo trợ xã hộivà 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Nếu được Chính phủ thông qua, quy định này sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Theo đại diện Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội hàng tháng để bảo đảm đời sống cho nhóm đối tượng bảo trợ xã hội phù hợp Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, Hiến pháp năm 2013 và thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Hiện nay, với mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng, chỉ bằng khoảng 17% thu nhập bình quân, bằng 24% chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2021-2025 (1,5 triệu đồng/tháng). Chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng còn thấp, nên mới chỉ hỗ trợ được một phần nhu cầu thiết yếu của người dân; chưa tương đồng với chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu, giảm nghèo và trợ cấp đối với người có công với cách mạng.

Mặt khác, hiện giá của các loại hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng hàng ngày của người dân tăng lên, trong khi mức trợ cấp xã hội không thay đổi, khiến cuộc sống của đối tượng bảo trợ xã hội gặp nhiều khó khăn hơn...

Theo Nghị định 20/2021 của Chính phủ, hiện có 8 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng như: Trẻ em dưới 16 tuổi bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi, mồ côi cả cha và mẹ; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.Các đối tượng khác là người cao tuổi thuộc thuộc diện hộ nghèo, người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn, người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng...

Thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong nửa đầu năm 2024, Bộ đã chỉ đạo thực hiện trợ cấp xã hội cho 3,387 triệu người. Đặc biệt, đã có 61/63 tỉnh, thành phố thực hiện chi trả qua tổ chức dịch vụ chi trả và 63/63 tỉnh, thành phố đã chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Lời cảm ơn

Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn: Hội Nhà báo Việt Nam; Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình; Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên; Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ninh; Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang; Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị; Hội Nhà báo tỉnh Hải Dương; Báo Hoà Bình; Báo Hànộimới; Báo Pháp Luật; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hoà Bình; Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hoà Bình; Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hoà Bình; Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hoà Bình; Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh; Khách sạn Melia Hà Nội; Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ phường Tân Hoà, thành phố Hoà Bình; tổ dân phố số 2, phường Tân Hoà;

Đoàn Thanh niên Công an huyện Lương Sơn: Xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng nhân dân

Phát huy tinh thần xung kích "vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, thời gian qua, Đoàn Thanh niên Công an huyện Lương Sơn đã xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng dân bằng những việc làm, hành động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Hành động thiết thực bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Tỉnh Hòa Bình hiện có hơn 226 nghìn trẻ em, chiếm gần 26% dân số toàn tỉnh. Trong đó gần 3.000 trẻ có hoàn cảnh đặc biệt và 52.840 trẻ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (chủ yếu là trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo). Những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đặc biệt quan tâm. Nhờ vậy công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đạt được kết quả quan trọng. Nhận thức của xã hội và người dân về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được cải thiện. Các sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật dành cho trẻ em theo quy định. Trẻ phát huy được quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em. Việc can thiệp, theo dõi, hỗ trợ trẻ em bị tai nạn thương tích, bị xâm hại tình dục, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm thực hiện kịp thời hơn.

Thống nhất giao dịch dịch vụ công BHXH qua tài khoản VNeID từ ngày 1/7/2024

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam sẵn sàng triển khai sử dụng thống nhất tài khoản định danh điện tử VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.

Xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh xanh - sạch - đẹp

Hưởng ứng phong trào xây dựng bệnh viện xanh, sạch, đẹp (XSĐ) của ngành Y tế, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động giữ gìn vệ sinh môi trường, nâng cao công tác quản lý chất thải y tế, giảm dần chất thải nhựa và trồng nhiều cây xanh nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục