Sáng 16/7, mưa lớn đã khiến nhiều ngầm tràn trên các tuyến giao thông trong tỉnh ngập sâu, không thể lưu thông. Bên cạnh đó cũng ghi nhận tình trạng sạt lở đất...
Tại huyện Tân Lạc, mưa lớn đã khiến hầu hết các ngầm tràn trên tuyến Tỉnh lộ 436 bị ngập sâu, các phương tiện không thể qua lại. Trong buổi sáng, xe khách, xe buýt chạy qua tuyến đường này buộc phải huỷ chuyến. Người dân phải đi bằng xe máy qua các tuyến đường tắt trong các khu dân cư, còn nếu lưu thông bằng ô tô thì phải đi vòng xuống huyện Lạc Sơn. Đến buổi trưa vẫn chưa thể lưu thông qua các ngầm tràn trên tuyến đường này.
Tại các huyện Kim Bôi, Mai Châu, Lạc Sơn, nhiều tuyến đường cũng tê liệt vì ngầm tràn ngập sâu trong nước. Tại các ngầm tràn, ngoài đặt biển báo cấm, chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng chức năng trực, tuyệt đối không cho người dân qua lại khi không đảm bảo an toàn.
Trong sáng 16/7, tại thành phố Hoà Bình đã xảy ra ngập úng tại khu vực chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm), khi chỉ trong 1 giờ đồng hồ nước dâng nhanh đã khiến nhiều tiểu thương không kịp trở tay.
Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong 6 giờ qua khu vực tỉnh Hòa Bình đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn 120,6 mm; xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc 108,8 mm. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Dưới đây là những hình ảnh về tình hình ngập úng tại một số địa phương trong tỉnh.
Ngầm xóm Nhót, xã Thanh Hối (Tân Lạc) ngập sâu, không thể lưu thông.
Ngầm Tân Sơn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cũng ngập sâu.
Lực lượng chức năng xã Bắc Phong (Cao Phong) lập rào chắn, cấm người dân qua lại khi ngầm tràn bị ngập sâu.
Mưa lớn gây sạt lở đất trên tuyến đường giao thông thuộc xã Hợp Phong (Cao Phong).
Lúc hơn 7 giờ ngày 16/7, một đoạn quốc lộ 12B đi qua xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) bị ngập sâu, việc lưu thông rất khó khăn.
Tại huyện Mai Châu, mưa lớn gây ngập một số diện tích hoa màu, lúa. Ảnh chụp tại xã Mai Hạ.
Sạt lở đất vào nhà dân tại xóm Nà Chào, xã Bao La (Mai Châu)
Một số khu vực tại địa bàn thành phố Hoà Bình cũng xảy ra ngập trong sáng 16/7.
Chỉ trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ, nước tại khu vực chợ Nghĩa Phương (phường Phương Lâm) đã dâng cao.
Lực lượng chức năng xử lý điểm sạt lở, thông tuyến trên quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu.
Công an huyện Mai Châu hướng dẫn người dân lưu thông qua khu vực bị sạt lở đảm bảo an toàn.
Lực lượng chức năng huyện Kim Bôi trực tại ngầm Quê Kho.
Nhóm PV phòng Kinh tế
Ngày 15/7, tại Trụ sở Tiếp công dân tỉnh, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên tiếp công dân tháng 7/2024. Tham dự có đồng chí Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, các ban, ngành và các thành viên Hội đồng Tư vấn tiếp công dân tỉnh.
Tỉnh ta hiện có trên 226 nghìn trẻ em, trong đó có hơn 53 nghìn trẻ em dân tộc Kinh và hơn 173 nghìn trẻ em các dân tộc khác. Xác định công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) bà mẹ, trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, ngành Y tế đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần giúp đối tượng tiếp cận với các dịch vụ CSSK sinh sản, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.
Việc chưa thực hiện chi trả tiền lương của công chức theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng có thể còn căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương.
Theo Cục An toàn lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - LĐTB&XH), lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ 4 ngày liên tiếp từ thứ Bảy (ngày 31/8) đến hết thứ Ba (ngày 3/9).
Ngày 12/7, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam huyện Mai Châu tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ngày 13/7/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 67/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục sự cố sạt lở đất tại tỉnh Hà Giang và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở.