Hễ trời mưa to vài giờ là nước lũ từ thượng nguồn đổ về dẫn đến tình trạng ngầm tràn ngập nước, hệ thống giao thông bị tê liệt. Thực tế đó đã và đang xảy ra tại xã Tú Sơn (Kim Bôi) trong mùa mưa lũ. Đời sống sinh hoạt bị đảo lộn, nông sản sau khi thu hoạch gặp khó khăn khi vận chuyển đi tiêu thụ…
Lực lượng chức năng xã Tú Sơn (Kim Bôi) túc trực tại khu vực ngầm xóm Bãi Chạo khi nước lũ đổ về. Ảnh chụp tháng 7/2024.
Xã Tú Sơn có địa bàn rộng, địa hình chia cắt. Để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, Nhà nước đã huy động các nguồn lực đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông với 5 chiếc cầu, ngầm. Tuy nhiên, hiện nay duy nhất cầu tại xóm Củ hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông trong mùa mưa bão. Đối với các cầu, ngầm còn lại đều đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Vào thời điểm nước lũ từ thượng nguồn đổ về thường xuyên bị ngập gây ách tắc giao thông, mọi sinh hoạt và lưu thông hàng hóa ngưng trệ.
Khảo sát thực tế ngầm tràn xóm Bãi Chạo. Đây là tuyến đường huyết mạch của trên 200 hộ dân trên địa bàn. Qua tìm hiểu, ngầm tràn này được xây dựng từ lâu với chiều dài gần 40m, bề ngang khoảng 3m, chiều cao tính từ bề mặt ngầm gần 2m. Hiện nay, ngầm xóm Bãi Chạo không đảm bảo cho việc tiêu thoát nước nên vào mùa lũ thường xuyên xảy ra tình trạng ngập nước. Độ sâu trung bình khoảng 3m, dòng nước chảy xiết nên các phương tiện không thể lưu thông.
Anh Bạch Công Trường, Trưởng xóm Bãi Chạo chia sẻ: "Tại khu vực này vào thời điểm nước lũ đổ về, đã có 2 - 3 trường hợp bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương di chuyển qua ngầm bị nước lũ cuốn trôi phương tiện, rất may không xảy ra thương vong. Ngầm tràn Bãi Chạo còn là tuyến đường dẫn đến khu sản xuất của phần lớn các hộ dân. Nước lũ về đồng nghĩa với việc sản xuất nông nghiệp phải tạm dừng”.
Anh Bạch Công Nguyên ở xóm Hợp Nhất cho biết: Nếu thời tiết thuận lợi, con đường từ xóm ra đến trung tâm xã chỉ chưa đầy 1 km. Tuy nhiên nếu nước lũ đổ về, giao thông chia cắt thì phải đi đường vòng mất khoảng 4 - 5 km. Vì vậy chúng tôi mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí đầu tư xây dựng những chiếc cầu giúp bà con thuận tiện đi lại, lưu thông hàng hóa”.
Xã Tú Sơn nằm ở phía hạ nguồn. Vào mùa mưa, nước lũ đổ từ thượng nguồn tại xã Thu Phong (Cao Phong) và các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên núi cao tạo thành dòng lũ lớn. Với đặc thù lòng suối nhỏ nên tạo thành dòng nước chảy xiết. Mưa lớn chỉ vài giờ cũng dẫn đến ngập cục bộ, gây cản trở cho người và phương tiện lưu thông qua cầu, ngầm. Đặc biệt thời điểm mùa mưa cũng trùng với thời gian học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ hè. Khi xảy ra mưa lớn, nước lũ tràn về khiến học sinh thuộc các xóm: Bãi Chạo, Đúp, Hợp Nhất… không thể tới trường. Ngay cả khi nước rút, các bậc phụ huynh cũng phải sắp xếp thời gian đưa con đi học để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Xác định những nguy cơ rủi ro khi lưu thông qua cầu, ngầm trong mùa lũ, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) xã đã phân công các lực lượng chốt chặn, trực 24/24 giờ tại khu vực nguy hiểm. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm, hạn chế tham gia giao thông khi mưa lớn. Lắp đặt barie, biển cảnh báo nguy hiểm tại 2 đầu cầu, ngầm để nghiêm cấm tuyệt đối người và phương tiện lưu thông khi nước lũ tràn về.
Đồng chí Bạch Công Dương, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Sơn cho biết: "Thời tiết năm nay diễn biến thất thường, các đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến nước lũ từ thượng nguồn đổ về gây ngập hệ thống cầu, ngầm trên địa bàn. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS xã thực hiện nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông tại khu vực cầu, ngầm trong mùa mưa bão. Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, hạn chế lưu thông trong thời điểm mưa bão, khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về. Huy động các nguồn lực để tu sửa, đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông xuống cấp. Từ đó quyết tâm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện tham gia giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đức Anh
Ngay từ đầu năm, UBND huyện Lạc Thuỷ đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, phòng chuyên môn phối hợp Bảo hiểm xã hội huyện tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình; thực hiện tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên Trang thông tin điện tử huyện, các trang mạng xã hội. Theo đó, đến hết tháng 7, toàn huyện có 4.635 người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; 1.412 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; 4.146 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; 54.442 người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 93,63% kế hoạch, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 87,5%.
Xác định tầm quan trọng việc trang bị kiến thức, kỹ năng số cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức và tổ chức nhiều sân chơi, hoạt động nhằm hỗ trợ ĐVTN nâng cao năng lực số, ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Sáng 26/8, tổ chức phi chính phủ Good Neighbors International (GNI) Hàn Quốc tổ chức trao tặng 36 máy chiếu với tổng trị giá trên 900 triệu đồng cho các trường học trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
Bên cạnh nguồn vốn được Trung ương giao, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã nỗ lực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nguồn vốn uỷ thác từ ngân sách địa phương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN).
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/8, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30 mm, cục bộ có nơi trên 80 mm. Chiều tối và tối, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, cục bộ có nơi trên 50 mm.