Hưởng ứng phong trào "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", thời gian qua, xã Hữu Lợi (Yên Thủy) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Bố trí các nguồn lực thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo và hộ cận nghèo trên địa bàn.
Người dân đóng góp ngày công giúp hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm ở xóm Vố Dấp, xã Hữu Lợi (Yên Thủy).
Theo thống kê, trên địa bàn xã hiện có 14 hộ nghèo phải sống trong những căn nhà tạm bợ, xuống cấp nghiêm trọng cần được xây mới để đảm bảo an toàn trong sinh hoạt. Trước thực trạng này, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hữu Lợi đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm huy động nguồn lực để thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trong năm 2024, nhờ sự hỗ trợ từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia kết hợp nguồn xã hội hóa từ các tổ chức, đoàn thể, xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà cho 2 hộ nghèo. Những căn nhà mới không chỉ giúp người dân có nơi ở khang trang, vững chãi mà còn là động lực để họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Đồng chí Đinh Thị Hồng Thức, Chủ tịch Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hữu Lợi cho biết: Để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 14 hộ còn lại, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, huy động mọi nguồn lực từ nhà nước, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm. Bên cạnh đó, xã hỗ trợ người dân về vật liệu, tổ chức ngày công lao động để giảm thiểu chi phí xây dựng. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo có thể xây dựng nhà mới với sự giúp đỡ của cộng đồng.
Chị Quách Thị Hoa là hộ nghèo ở xóm Rộc, nhiều năm phải sống trong căn nhà cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng. Nhờ chương trình xóa nhà tạm, chị được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng ngôi nhà mới rộng hơn 50 m² bằng tường gạch kiên cố. Cùng với đó, chính quyền địa phương vận động các tổ chức, cá nhân tài trợ thêm kinh phí làm mái nhà, giúp chị có nơi ở ổn định.
Chị Hoa xúc động chia sẻ: Gia đình chỉ có tôi và con gái, kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nông nghiệp. Căn nhà của tôi sau nhiều năm sử dụng ngày càng xuống cấp, hư hỏng nhưng không có khả năng sửa chữa. Được chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ từ chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát với số tiền 60 triệu đồng. Nhờ vậy gia đình đã có được căn nhà mới bền chắc hơn, yên tâm không còn sợ cảnh mưa tạt gió lùa vào mùa mưa bão.
Tương tự, gia đình bà Bùi Thị Chem, xóm Vố Dấp là hộ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nông, cũng được hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà mới. Đầu năm 2025, khi nhận được tiền hỗ trợ xóa nhà tạm, gia đình bà vui mừng và quyết tâm hoàn thiện ngôi nhà kiên cố, diện tích hơn 40 m2.
Xã Hữu Lợi có 1.027 hộ, 4.492 nhân khẩu; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 10%. Hiện toàn xã có 14 ngôi nhà cần được hỗ trợ xây mới, gồm 11 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo. Đến nay, 100% nhà đã được khởi công xây dựng. Nhằm đảm bảo tiến độ, cấp ủy, chính quyền xã phân công cán bộ trực tiếp đôn đốc, theo dõi từng hộ gia đình. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và lực lượng công an, quân sự xã tích cực tham gia hỗ trợ xây dựng. Xã đặt mục tiêu hoàn thành xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/6/2025. Việc sớm đưa các ngôi nhà vững chắc vào sử dụng không chỉ giúp hộ nghèo ổn định cuộc sống, mà còn tạo động lực để họ vươn lên phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.
Mạnh Cường
Mô hình "Mái ấm tình thương” được Công an xã Văn Sơn (Lạc Sơn) triển khai từ năm 2023, xuất phát từ thực tế điều kiện khó khăn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Theo thống kê, số học sinh đang theo học tại điểm trường mầm non và tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn có hơn 700 em, trong đó trên 200 em thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Do hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình, một số học sinh bỏ học giữa chừng, cá biệt có em phải đi kiếm sống, không có nơi ăn, ở, sinh hoạt.
Người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là người có ảnh hưởng nhất định không phải bằng quyền lực hành chính mà bằng niềm tin, sự tín nhiệm của người dân.
Người lao động đóng BHXH từ 15 năm trở lên có cơ hội được hưởng lương hưu thay vì phải đóng từ 20 năm như hiện nay.
Đổi mới mạnh mẽ công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, đánh giá cán bộ, công chức theo hướng thực chất, "vì việc tìm người, trên cơ sở sản phẩm cụ thể đo đếm được”. Đây là một trong những điểm mới của dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) đang được Bộ Nội vụ xây dựng dự thảo trình Quốc hội cho ý kiến thảo luận trong Kỳ họp Quốc hội sắp tới.