(HBĐT) - Đoàn Thanh niên xã Suối Hoa (Tân Lạc) có 160 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), sinh hoạt tại 12 chi đoàn. Thực tế cho thấy, thanh niên khi mới bắt tay vào khởi nghiệp, đa phần gặp khó khăn về thiếu vốn, kiến thức, kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng khởi nghiệp hạn chế, loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm… Không ngoại lệ, ĐVTN xã Suối Hoa cũng phải đối mặt với những trở ngại này.
Anh Đinh Công Tuân, xóm Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc) với mô hình khởi nghiệp nuôi cá lồng, lợn bản địa cho hiệu quả kinh tế.
Theo đồng chí Bùi Văn Nghĩa, Bí thư Đoàn xã Suối Hoa, hiện nay, có khoảng 50% ĐVTN của xã đi làm ăn xa. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện các phong trào, hoạt động Đoàn của xã, trong đó có phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, chung sức xây dựng quê hương. Để thu hút lực lượng ĐVTN tham gia công tác Đoàn phải tạo điều kiện để họ có việc làm, thu nhập ổn định. Qua rà soát cho thấy, không ít ĐVTN của xã có ý tưởng, định hướng khởi nghiệp nhưng những rào cản về nguồn vốn, đầu ra, kiến thức, kinh nghiệm… khiến một số thanh niên còn dè chừng, e ngại.
Từ một thanh niên nông thôn chưa có kiến thức, kỹ thuật, kinh nghiệm về chăn nuôi dê, ban đầu còn bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn, nhưng với ý chí dám nghĩ, dám làm, bản lĩnh của tuổi trẻ, quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Bùi Văn Điển, xóm Ong đã khởi nghiệp thành công với mô hình chăn nuôi dê. Số vốn ban đầu vỏn vẹn 10 triệu đồng, anh mạnh dạn đầu tư mua 8 con dê giống. Đây là mô hình phù hợp với tiềm năng, điều kiện của địa phương, nguồn thức ăn phong phú, sẵn có trong tự nhiên, thịt dê có giá khá cao và ổn định. Chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng hơn 6 tháng, mô hình đã mang lại kết quả khả quan. Hiện nay, anh tập trung kinh doanh các sản phẩm từ dê cung cấp cho thị trường. Mỗi tháng, thu nhập bình quân khoảng trên 15 triệu đồng.
Anh Đinh Công Tuân (xóm Ngòi) với mô hình khởi nghiệp nuôi cá lồng và lợn bản địa cũng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế của ĐVTN xã Suối Hoa. Thực hiện từ đầu năm 2021, với số vốn ban đầu khoảng gần 100 triệu đồng, anh Tuân xây dựng mô hình nuôi cá lồng, lợn bản địa, khởi điểm từ 2 vạn con cá giống các loại và 20 con lợn bản địa. Không ngừng nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu kiến thức, anh đã vượt qua giai đoạn bỡ ngỡ ban đầu do thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật. Mô hình sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu về gần 200 triệu đồng. Không chỉ tạo được nguồn thu nhập ổn định, anh Tuân còn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho ĐVTN và Nhân dân trong xã.
Hai mô hình chăn nuôi dê, cá lồng, lợn bản địa nói trên là những mô hình khởi nghiệp tiêu biểu của ĐVTN xã Suối Hoa. Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế nhưng cả hai mô hình mới chỉ có quy mô hộ gia đình, thiếu sự hỗ trợ về nguồn vốn và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu ra của sản phẩm phụ thuộc vào từng thời điểm, nhu cầu của thị trường, chưa ổn định.
Đồng chí Bí thư Đoàn xã cho biết thêm: "Phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn khi bắt đầu con đường khởi nghiệp”.
Mong rằng trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ban, ngành, đoàn thể sẽ có nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa trong việc đồng hành, hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp, lập nghiệp. Từ đó tạo động lực, tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ hiện thực hóa ước mơ, khát vọng khởi nghiệp, góp sức trẻ xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Linh Nhật
(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.
(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học, trường Đại học Lâm nghiệp, anh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã thành công với ý tưởng nuôi cấy đông trùng hạ thảo (ĐTHT), một trong những thảo dược quý có giá trị kinh tế cao. Bước đầu mô hình đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Quyền, đồng thời "thổi lửa” thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn.
(HBĐT) - Là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết và sáng tạo, Vì Thị Đích Mai ở tiểu khu 1, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) luôn nung nấu ước mơ quảng bá, giới thiệu về những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái đến với bạn bè bốn phương. Khởi nghiệp từ năm 2018 với mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) homestay, Vì Thị Đích Mai đã dần khẳng định được uy tín, thương hiệu với du khách thập phương. Từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời thỏa niềm mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương.
(HBĐT) - Những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã nỗ lực làm tốt công tác ủy thác cho vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), qua đó, tạo điều kiện cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) vay vốn giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, ngày càng nhiều ĐVTN có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, sử dụng đồng vốn đúng mục đích, làm ăn có hiệu quả.
(HBĐT) - Đồng hành hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) để thắp sáng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, Đoàn phường Trung Minh (TP Hòa Bình) đã thực hiện đa dạng, phong phú các hoạt động nhằm phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của thanh niên trong thi đua lao động sản xuất. Qua đó góp sức trẻ xây dựng quê hương giàu đẹp, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.