(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.



Đoàn viên khu Văn Đai, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình trồng cây có múi. 

Thăm mô hình VAC của anh Bùi Văn Hải, Bí thư chi đoàn khu Văn Đai có diện tích trên 3.000 m2 phát triển mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với anh Hải là sự nhiệt tình, ham học hỏi. Nhờ ứng dụng hiệu quả KHKT vào sản xuất, gia trại tổng hợp của anh Hải phát triển các mô hình chăn nuôi lợn, dê, trâu và trồng gần 100 gốc bưởi. Nông sản được tư thương trên địa bàn và các vùng lân cận tin tưởng thu mua. Bình quân mỗi năm, tổng thu từ gia trại đạt 150 - 160 triệu đồng.

Anh Hải chia sẻ: "May mắn hơn những bạn đồng trang lứa, tôi được tiếp quản và phát triển mô hình gia trại tổng hợp từ bố mẹ. Với mong muốn mở rộng quy mô gia trại, tôi không ngừng tìm tòi, học hỏi và tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT do các hội, đoàn thể phối hợp tổ chức. Thường xuyên thăm quan các mô hình kinh tế tiêu biểu trên địa bàn để tích lũy kinh nghiệm; tạo mối liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tôi tích cực tuyên truyền, vận động ĐVTN trong chi đoàn năng động, sáng tạo triển khai các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao”.

Thị trấn Mãn Đức có 280 ĐVTN, sinh hoạt tại 33 chi đoàn. Tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều ĐVTN đã xây dựng các mô hình kinh tế đa dạng, phong phú, đem lại lợi nhuận cao. Theo rà soát, toàn thị trấn có trên 20 thanh niên làm kinh tế tiêu biểu với mức thu nhập trên 150 triệu đồng/năm với các ngành, nghề chủ yếu như: trồng trọt kết hợp chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, buôn bán nhỏ lẻ… Ngoài ra, một số ĐVTN làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn với mức lương ổn định từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và phát huy vai trò của thanh niên trong thi đua lao động sản xuất, hàng năm, Đoàn thanh niên thị trấn chủ động phối hợp với các hội, đoàn thể duy trì tổ chức từ 4 - 5 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH huyện với tổng dư nợ 13,3 tỷ đồng, cho trên 30 hộ ĐVTN vay vốn mở rộng quy mô phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với phong trào thi đua khởi nghiệp sáng tạo trong ĐVTN thị trấn Mãn Đức là một bộ phận thanh niên còn trông chờ, ỷ lại vào gia đình và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Toàn thị trấn có khoảng 60 - 70% thanh niên đi làm ở các khu, cụm công nghiệp tại các thành phố lớn.

Đồng chí Nguyễn Thị Hương Trà, Bí thư Đoàn thị trấn Mãn Đức cho biết: "Xác định những khó khăn, thách thức trong phong trào thi đua khởi nghiệp sáng tạo, thời gian tới, Đoàn thị trấn tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động ĐVTN phát huy năng lực, sở trường trong thi đua phát triển kinh tế. Nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Mong muốn Nhà nước và các ban, ngành, đoàn thể tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Qua đó xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời lan tỏa phong trào thi đua khởi nghiệp sáng tạo trong ĐVTN trên địa bàn, góp hoàn thành các nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Đức Anh

Các tin khác


Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, cùng với thực hiện hiệu quả hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả 3 chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập; khởi nghiệp, lập nghiệp; rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa, tinh thần trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN). Trong đó, chương trình "Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” tạo thành phong trào có sức lan tỏa rộng, hàng trăm mô hình phát triển kinh tế của thanh niên đã được xây dựng đạt hiệu quả cao.

Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm hỗ trợ thanh niên lập nghiệp

(HBĐT) - Phong trào "Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp” được Đoàn Thanh niên thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Với sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực từ đoàn viên thanh niên (ĐVTN) đã xuất hiện nhiều gương thanh niên làm kinh tế giỏi tiêu biểu.

Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Thành công từ nuôi cấy đông trùng hạ thảo

(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học, trường Đại học Lâm nghiệp, anh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã thành công với ý tưởng nuôi cấy đông trùng hạ thảo (ĐTHT), một trong những thảo dược quý có giá trị kinh tế cao. Bước đầu mô hình đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Quyền, đồng thời "thổi lửa” thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục