(HBĐT) - Ngổ Luông là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 30km, điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Đoàn xã có trên 400 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó, gần 75% ĐVTN đi làm ăn xa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tập hợp thanh niên tham gia các hoạt động, phong trào Đoàn mà còn tác động đến phong trào thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, vươn lên làm giàu, xây dựng quê hương.


Mô hình khởi nghiệp của anh Bùi Văn Hòa, xóm Luông Cá, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) cho thu nhập ổn định.

Theo đồng chí Bùi Văn Tuân, Bí thư Đoàn xã Ngổ Luông, thời gian qua, BCH Đoàn xã đã chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ĐVTN. Qua đó nhận thấy, nhiều thanh niên mong muốn, ấp ủ dự định, hoài bão khởi nghiệp, lập nghiệp trên quê hương. Đồng thời mong muốn được giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình phát triển kinh tế. Song, vấn đề nguồn vốn, điều kiện tự nhiên, giao thông không thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định, chưa đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm… là những "rào cản" thanh niên trong xã phải đối mặt khi khởi nghiệp, lập nghiệp. Bởi vậy đến thời điểm hiện tại, tuy đã có một số mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế, nhưng đa phần là chăn nuôi lợn, gà quy mô hộ gia đình, manh mún, nhỏ lẻ.

Một trong những tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, ham học hỏi, không sợ thất bại để vươn tới thành công là anh Bùi Văn Tâm, Bí thư chi đoàn xóm Luông Cá với mô hình chăn nuôi lợn bản địa, trâu, bò. Sinh ra và lớn lên ở miền quê còn nhiều gian khó, anh luôn trăn trở tìm cách để vươn lên thoát nghèo, cải thiện kinh tế gia đình. Khoảng cuối năm 2016, từ nguồn vốn trên 60 triệu đồng tích lũy qua quá trình lao động, anh Tâm đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 5 con lợn nái. Cùng với đó chăn nuôi 16 con trâu, bò kết hợp trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Với nhiều năm kinh nghiệm trong chăn nuôi nên đầu ra sản phẩm khá ổn định. Bên cạnh việc bán lẻ tại địa phương, các tư thương, mối quen trực tiếp đến mua.

Với hơn 10 triệu đồng tiền vốn tích lũy cá nhân, năm 2020, anh Bùi Văn Hòa, Ủy viên Ban chấp hành chi đoàn xóm Luông Cá đầu tư mua 10 con lợn bản địa. Trong quá trình chăn nuôi, nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nên đàn lợn phát triển ổn định. Sau một thời gian, mô hình khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế. Năm 2022, với trên 100 con lợn đến kỳ xuất chuồng, việc tìm đầu ra cho sản phẩm là điều anh trăn trở. Song, nhờ năng động, nhạy bén nắm bắt thông tin thị trường, anh Hòa đã xây dựng được mối quan hệ với những người làm nghề buôn bán lợn bản địa, tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, không chỉ bán lẻ tại địa phương mà còn bán tại một số chợ đầu mối, thương lái tìm đến tận nơi mua.

Trên thực tế, xã Ngổ Luông tuy có điều kiện thuận lợi về đất đai nhưng yếu tố này vẫn chưa đủ để thanh niên bắt tay vào khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu là vốn tích lũy của cá nhân, gia đình, dẫn đến một số thanh niên còn e ngại, chưa mạnh dạn trong việc biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực. Nguồn vốn vay Quỹ quốc gia về việc làm của kênh T.Ư Đoàn (nguồn vốn 120) thanh niên trong xã chưa tiếp cận được. Mặt khác, vì chưa thường xuyên được tiếp xúc với các ý tưởng, dự án, định hướng khởi nghiệp, phát triển kinh tế nên nhiều ĐVTN chưa thực sự chủ động, mạnh dạn trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp...

Song song với việc đồng hành cùng ĐVTN trong phong trào khởi nghiệp, lập nghiệp, hàng năm, Đoàn xã phối hợp Trung tâm học tập cộng đồng tổ chức từ 3 - 4 lớp tập huấn trang bị, nâng cao kiến thức, kỹ năng về chăn nuôi, trồng trọt… cho ĐVTN, nhưng đa phần thời gian tập huấn ngắn hạn, chưa đủ để cung cấp những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm giúp thanh niên áp dụng vào thực tế.

Linh Nhật


Các tin khác


Đoàn xã Phú Nghĩa: Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Thắp lửa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên xã Ngọc Lương

(HBĐT) - Phát huy truyền thống quê hương anh hùng, tuổi trẻ xã Ngọc Lương (Yên Thủy) luôn khát khao lập thân, lập nghiệp với nhiều cách làm hay, sáng tạo, không ngừng đóng góp ý tưởng khởi nghiệp, thi đua lao động sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuổi trẻ tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, tích cực đóng góp công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Tuổi trẻ thị trấn Mãn Đức thi đua khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Có lợi thế vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm huyện với hệ thống đường giao thông thuận tiện, dân cư đông đúc, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không ngừng nỗ lực sáng tạo, thi đua lao động sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống. Qua đó đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Đồng thời tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của tuổi trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Đoàn phường Thái Bình tiếp lửa phong trào khởi nghiệp sáng tạo

(HBĐT) - Phường Thái Bình (TP Hòa Bình) có trên 2.000 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó khoảng 400 ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Qua đó đã xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo của tuổi trẻ, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của thế hệ trẻ trong xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Thành công từ nuôi cấy đông trùng hạ thảo

(HBĐT) - Tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ sinh học, trường Đại học Lâm nghiệp, anh Ngô Kim Quyền, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) đã thành công với ý tưởng nuôi cấy đông trùng hạ thảo (ĐTHT), một trong những thảo dược quý có giá trị kinh tế cao. Bước đầu mô hình đem lại thu nhập ổn định cho gia đình anh Quyền, đồng thời "thổi lửa” thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn.

Bí thư chi đoàn với khát vọng khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng

(HBĐT) - Là Bí thư chi đoàn năng nổ, nhiệt huyết và sáng tạo, Vì Thị Đích Mai ở tiểu khu 1, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) luôn nung nấu ước mơ quảng bá, giới thiệu về những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái đến với bạn bè bốn phương. Khởi nghiệp từ năm 2018 với mô hình du lịch cộng đồng (DLCĐ) homestay, Vì Thị Đích Mai đã dần khẳng định được uy tín, thương hiệu với du khách thập phương. Từ đó nâng cao thu nhập cho gia đình, tạo việc làm cho lao động địa phương, đồng thời thỏa niềm mong ước làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục