(HBĐT) - Đá Bia - xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc là xóm nhỏ ven hồ Hòa Bình đẹp thuần khiết và bình yên đem lại những cảm nhận thú vị cho những ai một lần ghé thăm.


Có thể đi đến Đá Bia bằng đường thủy và đường bộ. Nếu là đường bộ, xuất phát từ trung tâm huyện đi đến xã Hiền Lương, vượt qua đường dốc cheo leo ở các xã Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, núi thẳm, rừng già, nhiều đoạn bám sát ven hồ và phải mất cả tiếng đồng hồ mới đến. Còn đường thủy xuất phát từ cảng Bích Hạ hoặc Ba Cấp (thành phố Hòa Bình) rồi lênh đênh trên hồ Hòa Bình và cũng phải mất thời gian tương đương với đường bộ mới đến.


Quầy hàng "tự giác”, điểm nhấn ấn tượng với du khách khi đến xóm Đá Bia, xã Tiền Phong (Đà Bắc).

 Đi bằng đường thủy đến Đá Bia đỡ vất vả và cũng thơ mộng hơn, có thể cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ, mơ mộng của núi rừng xanh mướt và mặt hồ mênh mang lăn tăn sóng. Từ khu vực đảo Robinsơn rẽ vào xóm Đá Bia như vào trong vịnh nhỏ của hồ. Xóm Đá Bia đã tìm ra hướng đi mới trong khai thác các giá trị cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, văn hóa người Mường để phát triển du lịch theo hình thức du lịch cộng đồng homestay. Xóm có 28 hộ dân, chủ yếu là người Mường, vẫn còn giữ được giá trị văn hóa trong nếp ăn, ở, sinh hoạt, đặc biệt là tình người mộc mạc, là mảnh đất vẫy gọi sự khám phá, trải nghiệm của biết bao người. Cuộc sống của người dân chủ yếu là làm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Hạ tầng của xóm được quan tâm đầu tư. Dự án đa mục tiêu Đà Bắc đang nối đường liên xã Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong vào xóm Đá Bia. Khu vực đảo Sung cũng đã được kéo điện.

 Bạn sẽ cảm thấy thư thái, bình yên khi được tận hưởng khung cảnh và hòa cùng nhịp sống với người dân Đá Bia. "Chợ nổi” - điểm bán hàng các xóm, bản ven hồ đã có nhiều mặt hàng, nhu yếu phẩm bán cho khách dạo hồ thăm quan. Cuộc sống người dân Đá Bia yên lành trong thiên nhiên mây nước. Chúng tôi nghỉ lại nhà nghỉ homestay Ngọc Nhiềm - một trong số nhà làm homestay ở xóm Đá Bia. Từ ngôi nhà sàn vẫn được lưu giữ, đón gió mát rượi từ hồ, từ đại ngàn rừng già xua tan nắng nóng oi bức mùa hạ. Ngồi bên cửa voóng nhà sàn có thể nhìn thấy lòng hồ sông Đà cũng như thấy được mênh mông của mặt hồ. Thấp thoáng trong cây là những lồng nuôi cá của bà con nổi trên lòng hồ xanh ngắt. Xung quanh nhà là không gian của hoa trái, cây cỏ, các sản phẩm của bà con tự trồng. Khu sân được bài trí bằng đá núi xếp lô nhô, ngăn ngắp. Trước hiên nhà trồng các loại hoa cỏ chỗ đỏ, chỗ vàng bình dị. Bà con nơi đây thật thân thiện và dễ gần. ánh mắt, tiếng cười trẻ nhỏ trong veo núi rừng.

 Trước cửa nhà chị Nhiềm có quán "tự giác” của bà người dân Đá Bia thật ấn tượng. Hàng hóa là các sản phẩm trong đời sống thường ngày của bà con dân tộc từ chai rượu ngô, cây thuốc khô mát gan, lợi máu, nải chuối, rau rừng… Quán tự giác chẳng có ai giám sát, người mua lấy hàng tự bỏ tiền vào sọt theo giá ghi trên các bao bì dân tự làm. Đến bữa, bạn được dùng cơm với những món ăn thông dụng của người dân địa phương. Cá vền hấp, măng núi, rau rớn, rau tầm bóp, lá đu đủ luộc chấm nước mắm, muối vừng, lòng cá, lợn quay, thịt gà cả con chấm súp hạt dổi thơm lừng.

 Trò chuyện thân mật về cuộc sống của người dân mang lại không gian vui vẻ, hạnh phúc cho cả chủ và khách ghé thăm. Đêm đến, bà con trong xóm hòa chung điệu sạp trong men rượu cần lâng lâng. Bước chân hòa cùng tiếng nhạc sạp, lời ca, điệu hát rộn ràng cả một góc rừng.

 Sau một đêm ngủ say nồng trong mái nhà sàn Ngọc Nhiềm, chúng tôi được tận hưởng sự thanh khiết của núi rừng, trong người tràn đầy năng lượng mới để trở về với cuộc sống hối hả, bộn bề lo toan. Những người em gái tuổi trăng tròn xinh tươi như hoa rừng ân cần mời ăn sáng mà lòng thấy hạnh phúc thân thương, tự hứa sẽ trở lại thăm Đá Bia vào ngày không xa.

 

                                                                                     L.C

Các tin khác


Huyện Cao Phong đa dạng các sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Bên cạnh loại hình du lịch cộng đồng, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Cao Phong là Thung Nai, Bình Thanh có nhiều tiềm năng về địa lý, tự nhiên và môi trường phù hợp phát triển du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nơi đây còn có điểm du lịch tâm linh thu hút du khách thập phương đến tham quan, vãn cảnh, nhất là vào dịp đầu năm.

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu - Điểm đến hấp dẫn

Cách Hà Nội khoảng 150km Khu du lịch quốc gia Mộc Châu vừa là cửa ngõ của tỉnh Sơn La, vừa là cầu nối du lịch thủ đô Hà Nội và vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh vùng Tây Bắc, được đánh giá là một trong những khu du lịch quốc gia quan trọng nhất trên hành lang du lịch "Qua miền Tây Bắc” trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 6.

Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch Robinson - cần hỗ trợ từ cơ quan chức năng

Thời gian qua, dự án khu du lịch thiên nhiên Robinson được cho là chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, thay đổi về quy mô dự án. Để dự án sớm đưa vào hoạt động rất cần sự vào cuộc hỗ trợ từ các cấp chính quyền cũng như sự tích cực hơn nữa của chủ đầu tư.

Xây dựng các điểm đến thu hút du khách trên vùng hồ Đà Bắc

Nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hoà Bình, các xã vùng lòng hồ thuộc huyện vùng cao Đà Bắc giàu tiềm năng phát triển du lịch, điểm nhấn là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng (DLCĐ).

Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục