(HBĐT) - Mảnh đất nắng gió Phú Yên còn có tên gọi thân thương xứ Nẫu, là điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích, thắng cảnh đẹp. Trong đó, nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ công giáo lâu đời nhất và là nơi đang lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta là điểm đến không thể bỏ qua.


Trong chuyến công tác về tỉnh Phú Yên mến khách, chúng tôi có dịp đến thăm nhà thờ Mằng Lăng, thuộc xã An Trạch, huyện Tuy An, cách TP Tuy Hòa hơn 30 km. Được xây dựng từ năm 1892, đến nay, nhà thờ Mằng Lăng đã hơn 120 tuổi nên khi ghé thăm nơi này, ấn tượng đầu tiên chúng tôi cảm nhận được đó là sự cổ kính. Trải qua hơn một thế kỷ, với nắng gió miền Trung khắc nghiệt, màu sơn xanh xám của nhà thờ cổ đã hằn in những vết loang lổ của thời gian. Theo sử sách ghi lại, nhà thờ được linh mục Joseph de La Cassagne (thường gọi là Cố Xuân – linh mục Chánh xứ đầu tiên của giáo xứ này) khởi công và mất 15 năm xây dựng mới hoàn thành.


Nhà thờ Mằng Lăng là nhà thờ cổ nhất ở Phú Yên và là một trong những nhà thờ Công giáo lâu đời nhất ở nước ta.

Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên rộng 5.000 m2, theo kiến trúc Gô – tích, một phong cách kiến trúc bắt đầu phát triển từ nửa sau thời Trung cổ ở Tây Âu. Điểm nổi bật của phong cách kiến trúc này là nhà thờ được trang trí rất nhiều hoa văn, hai bên có hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá – biểu tượng của thánh đường. Các lối vào của nhà thờ cũng là những hình mái vòm đặc trưng của phong cách kiến trúc Gô – tích. Về xuất xứ tên gọi Mằng Lăng của nhà thờ thì theo một đồng nghiệp ở Báo Phú Yên cho biết, được lấy từ tên một loài cây. Chuyện là, xưa kia ở mảnh đất An Trạch có một loài cây mọc thành rừng, với tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa màu tím hồng gọi là cây mằng lăng, nhà thờ được đặt tên theo tên gọi của loài cây đó.

Trong khuôn viên của nhà thờ Mằng Lăng có quả đồi nhân tạo được dựng lên năm 2006, bên trong được thiết kế như một hang động, đây chính là phòng truyền thống của nhà thờ. Việc thiết kế theo phong cách này không phá vỡ cảnh quan, kiến trúc của nhà thờ. Tại đây, hiện đang lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta. Đó là cuốn sách "Phép giảng tám ngày” của linh mục Alexandre de Rhodes (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ), in năm 1651 tại Roma, Italia. Cuốn sách được in song ngữ bằng tiếng Latin và chữ quốc ngữ sơ khai. Còn linh mục Đắc Lộ là nhà truyền giáo và nhà ngôn ngữ học người Pháp, ông đã có những đóng góp quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ của nước ta.

Ngoài ra, trong căn hầm này hiện còn lưu giữ, trưng bày những hình ảnh, tư liệu về quá trình phát triển của nhà thờ, đặc biệt là về thánh Anre Phú Yên, một vị thánh tử vì đạo được sinh ra tại giáo xứ Mằng Lăng. Với bề dày lịch sử, nhà thờ Mằng Lăng là nơi hành hương của đông đảo người Công giáo và là điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với xứ Nẫu - Phú Yên.


Viết Đào


Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục