Một góc vùng lòng hồ Sông Đà (Quỳnh Nhai)
Với nhiều điểm du lịch độc đáo như: điểm du lịch tâm linh Đền thờ
Linh Sơn - Thủy Từ và Nàng Han, Cây cầu Pá Uôn, xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) có trụ
cao nhất Việt Nam với tổng chiều dài 1.418m, trong đó trụ chính của cầu cao tới
98,6m. Cầu Pá Uôn hiện nay không chỉ là tuyến đường huyết mạnh giao thông thuận
lợi của Sơn La với các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan thiên
nhiên để phát triển ngành công nghiệp "không khói” của huyện Quỳnh Nhai nói
riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
Phát triển du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển du lịch không chỉ của địa phương huyện và tỉnh Sơn La mà còn với du
lịch cả nước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn góp phần rất quan trọng vào nỗ lực bảo
tồn đa dạng sinh học, môi trường tự nhiên cũng như truyền thống văn hóa dân tộc;
tạo việc làm và nâng cao mức sống cho cộng đồng thông qua việc thu hút người
dân bản địa vào hoạt động dịch vụ du lịch. Ông Là Văn Phong - Giám đốc Hợp tác
xã Thủy sản và Du lịch Sinh Thái Quỳnh Nhai, Sơn La thông tin: "Chúng tôi đã
nâng cấp và đầu tư tàu thuyền mới và hiện tại đơn vị chúng tôi đang sử dụng và
quản lý 3 thuyền du lịch 2 tầng để đưa đón du khách tham quan lòng hồ. Hiện tại,
chúng tôi đã sử dụng đảo trái tim đây là một trong những điểm dừng chân trên
vùng lòng hồ của thủy điện Sơn La, trên đó chúng tôi xây dựng nhà hàng và điểm
tham quan chụp ảnh và hiện tại chúng tôi đang triển khai xây dựng khu suối nước
nóng thuộc bản Bon của xã Mường Chiên và 3 đảo thuộc xã Chiềng Ơn với các hạng
mục như khu tổ chức sự kiện, đảo tham quan chụp ảnh để du khách đến để chụp ảnh
và thưởng thức ẩm thực dân tộc ngay trên vùng lòng hồ của thủy điện”.
Chị Hoàng Thị Dung - Chủ nhiệm Câu lạc bộ "Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Thái”, xã Mường Chiên, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La cho biết: Để phát triển
du lịch tại địa phương, vừa qua, chúng tôi đã thành lập CLB "Giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc Thái trắng” và CLB "Văn hóa ẩm thực Mường Chiên” gồm 33 thành
viên với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng trên địa bàn
xã. Hiện nay, ở Mường Chiên vẫn giữ được kiến trúc đặc trưng độc đáo của những
ngôi nhà sàn của dân tộc Thái, du khách có thể tham quan một số nhà vườn, nghe
giới thiệu về nhà sàn, bản làng, xem dệt thổ cẩm, trải nghiệm với khung cửi và
chụp hình... mua những sản phẩm thủ công để làm quà cho bạn bè, người thân và
thưởng thức ẩm thực dân tộc Thái như: cơm lam, xôi màu, xôi nếp tan, chéo, nộm
da trâu, cháo mắc nhung, thịt trâu gác bếp, cá nướng, các loại rượu... và giao
lưu văn nghệ cùng các cô gái Thái thướt tha trong từng điệu múa, vòng xòe”.
Với tiềm năng sẵn có cùng với những nét mới trong thu hút đầu tư xây dựng các sản
phẩm du lịch đặc thù, trong tương lai không xa Quỳnh Nhai sẽ trở thành một
trong những điểm phát triển du lịch đầy tiềm năng của tỉnh Sơn La nói riêng,
khu vực Tây Bắc nói chung và đây cũng sẽ là tiền đề quan trọng phát triển ngành
du lịch - dịch vụ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
TheoBaodulich