(HBĐT) - Vào đúng dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh nhật Bác Hồ, công trình Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê, huyện Lạc Thủy được khánh thành thực sự là niềm vinh dự, tự hào của cán bộ và nhân dân trong tỉnh và của ngành Tài chính cả nước. Công trình được xây dựng từ nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa, quy mô gồm 1 nhà tưởng niệm, 2 nhà bia, nhà phụ trợ, cổng vào nhà tưởng niệm và cổng vào khu di tích, tạo điểm nhấn cho quần thể Khu di tích Nhà máy in tiền, nơi giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, ghi nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gia đình nhà tư sản Đỗ Đình Thiện và những người có công với cách mạng trong thời kỳ đầu đặt nền móng xây dựng ngành Tài chính quốc gia.


Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nền tài chính nước ta lâm vào tình trạng kiệt quệ do hậu quả của gần 100 năm dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Năm 1946, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ lâm thời, ông Đỗ Đình Thiện, một nhà tư sản yêu nước đứng tên và bỏ tiền mua lại toàn bộ nhà in Tô-panh ở Cửa Nam, TP Hà Nội để hiến tặng cho cách mạng. Đến tháng 3/1946, trước nguy cơ bị lộ việc in tiền tại nhà in Tô-panh là rất lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ và Bộ Tài chính quyết định sơ tán nhà in lên đồn điền Chi Nê của gia đình ông Đỗ Đình Thiện. Chính tại nơi đây, tờ bạc 100 đồng Việt Nam, còn được gọi là tờ bạc "con trâu xanh” ra đời, mang theo sứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng, góp phần đấu tranh tiền tệ với địch để bảo vệ nền độc lập dân tộc và trở thành vũ khí đấu tranh trên mặt trận kinh tế - tài chính - tiền tệ, loại bỏ đồng tiền Đông Dương của thực dân Pháp ra khỏi nước ta, góp phần quyết định vào việc cung cấp nhu cầu vật chất, lưu thông hàng hoá trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ của nhân dân ta.


Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ, công nhân Nhà máy in tiền tại Đồn điền Chi Nê, huyện Lạc Thủy được khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 129 năm ngày sinh Bác Hồ.

Đồn điền Chi Nê là nơi dừng chân của nhiều cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước. Cũng chính nơi đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghỉ chân khi Người đi công tác ở tỉnh Thanh Hóa. Bác làm việc cả ngày 19/2/1947. Ngày 20/2/1947, Bác đi Thanh Hóa. Rạng sáng ngày 21/2/1947, Bác trở lại đồn điền Chi Nê và đến thăm Nhà máy in tiền. Bác căn dặn: "Đây là máy in của ta, các chú cần giữ gìn cẩn thận, phải thi đua nhau làm việc để in được nhiều tiền cho cả nước tiêu dùng vào công cuộc kháng chiến cứu quốc. Cán bộ và công nhân trong nhà máy phải đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phải hết sức chú ý bảo quản và tiết kiệm tiền bạc của nhân dân...”. Sau khi đi thăm một số nơi trong nhà máy, Bác nói chuyện với đông đảo cán bộ, công nhân và tự vệ nhà máy. Buổi nói chuyện của Bác mọi người đều phấn khởi, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến trường kỳ của nước ta.

Đến thăm chợ Đầm Đa, Người nhắc nhở Ủy ban Hành chính Phú Lão: "Phải rời ngay đến chỗ kín đáo đề phòng máy bay giặc bắn phá”. Bác cũng nhắc nhở cán bộ và nhân dân địa phương "Cố gắng tăng gia sản xuất làm ra nhiều ngô, lúa để ăn và ủng hộ kháng chiến”. Đêm 21/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh rời đồn điền về chùa Một Mái (Quốc Oai). Sáng 22/2/1947, máy bay giặc Pháp đã ném bom oanh tạc đồn điền Đỗ Đình Thiện, nhưng xưởng in tiền và kho bạc tại xóm Đồng Thung vẫn an toàn. Cán bộ, công nhân nhà máy vẫn vững vàng, tích cực sản xuất, in nhiều tiền phục vụ nền tài chính nước nhà.

Đồng chí Đinh Thị Bình, Phó Ban quản lý đi tích cho biết: Khu di tích Nhà máy tin tiền đã được Bộ VH-TT&DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 2007. Nhà máy in tiền cũng được trao kỷ lục Guinness Việt Nam là Nhà máy in tiền đầu tiên của cách mạng Việt Nam. Hiện nay, Khu di tích Nhà máy in tiền đã hoàn thành, ngày càng phát huy được giá trị lịch sử cách mạng, trở thành địa chỉ đỏ, niềm tự hào về truyền thống cách mạng, ý thức tự lực, tự cường, lòng yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ trẻ; để nhân dân và du khách thập phương tri ân, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các anh hùng, liệt sỹ, người có công với cách mạng…


L.C


Các tin khác


Nhiều điểm du lịch hút khách trong dịp nghỉ lễ

Dịp nghỉ lễ mừng Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước 30-4 và Ngày Quốc tế Lao động 1-5, nhiều điểm du lịch tại các địa phương đều thu hút lượng đông khách du lịch, tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

15.000 du khách đến đảo Lý Sơn dịp lễ 30/4

Để đáp ứng nhu cầu khách tham quan huyện đảo của Quảng Ngãi, Ban Quản lý cảng Sa Kỳ tăng số chuyến tàu gấp bảy lần ngày thường.

Liên hoan du lịch "Đồ Sơn - Miền di sản" trên thành phố Hoa Phượng đỏ

Liên hoan du lịch với chủ đề "Đồ Sơn - Miền di sản" sẽ diễn ra trong thời gian từ 30/4 – 01/5/2019 tại quảng trường 15/5, khu I Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.

Xây dựng Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng trở thành khu du lịch trọng điểm

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Cao Bằng.

Du khách đổ về Vũng Tàu dịp Giỗ tổ Hùng Vương

TTXVN dẫn thông tin từ Ban quản lý các Khu du lịch thành phố Vũng Tàu cho biết, lượng khách đến Vũng Tàu 130.700 lượt khách (trong đó ngày 13/4 là 47.500 và ngày 14/4 là 83.200 lượt).

Trải nghiệm siêu sang tại khách sạn trên 5 sao cao nhất Đông Nam Á

Chính thức mở cửa đón khách từ ngày 14/4/2019, Vinpearl Luxury Landmark 81 trở thành khách sạn trên 5 sao đẳng cấp quốc tế cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục