(HBĐT) - Sự bùng phát và nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển KT-XH nói chung, hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. Tại tỉnh ta, hầu hết các lễ hội đầu năm thu hút số lượng khách đông tạm dừng tổ chức. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, vận tải, vui chơi giải trí, nhà hàng đều nhận được thư báo huỷ... Vì vậy, các chỉ tiêu về lượng khách và doanh số đặt ra trong quý I năm nay sẽ không hoàn thành.


Mùa lễ hội đền Bờ năm 2020 thưa vắng khách vì dịch Covid-19.

Nhìn chung, các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và các khu, điểm du lịch đều thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch như: tuyên truyền cho khách về nguy cơ lây lan, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19; phun hóa chất khử trùng, trang bị khẩu trang, khuyến cáo du khách sử dụng khẩu trang và rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng do cơ sở trang bị; kê khai hành trình đến của khách theo quy định, phối hợp hỗ trợ khách tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu, điểm du lịch... Tuy nhiên, các hoạt động du lịch đều bị ngừng trệ, một số khu, điểm du lịch chỉ đạt 20% lượng khách so với cùng kỳ năm 2019; lượng khách giảm từ 80 - 90%, cá biệt có những đơn vị giảm tới 95%; công suất phòng tại các cơ sở lưu trú chỉ đạt 5 - 10%. Các đơn vị vận tải khách du lịch đường bộ, đường thuỷ hầu như không có khách do dừng các hoạt động lễ hội. Một số doanh nghiệp phải cho nhân viên, người lao động nghỉ phép, nghỉ luân phiên, nghỉ không lương và thực hiện giảm giá các dịch vụ tới mức thấp nhất có thể để thu hút du khách. Chị Hoàng Tuyết Mai, Giám đốc điều hành khu du lịch An Lạc Resort (Kim Bôi) cho biết: Trước tình hình diễn biến dịch Covid-19, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như phun hóa chất khử trùng, trang bị khẩu trang, khuyến cáo khách sử dụng khẩu trang, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng... Tuy nhiên, trên 90% đoàn đã đặt lịch hẹn đều hủy lịch, dẫn đến doanh thu của đơn vị giảm trên 95%. Hiện tại, đơn vị đã phải bố trí cho nhân viên nghỉ luân phiên và thực hiện các gói combo giảm giá tới mức thấp nhất để thu hút khách. 

Trước thực trạng trên, ngày 29/2, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị bàn các giải pháp ứng phó với những khó khăn trong hoạt động kinh doanh du lịch do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Ngoài việc đưa ra khó khăn, vướng mắc, những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp đề xuất, kiến nghị tỉnh, ngành, T.Ư có chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn đang có dịch hiện nay như: giảm, hạ lãi suất tiền vay ngân hàng; giảm thuế đất, thuế tài nguyên; giãn nợ các khoản vay ngắn hạn, trung hạn; cho chậm đóng tiền BHXH, BHYT, tiền thuế, tiền điện, chậm chi trả tiền lương cho người lao động; hỗ trợ việc phun thuốc khử trùng, diệt khuẩn tại các khu, điểm du lịch; đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, nhất là các công trình bến xe, bến cảng, hệ thống viễn thông, thông tin liên lạc, công viên, vườn hoa...

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trước tình hình diễn biết của dịch Covid-19, Sở VH-TT&DL tiếp tục chỉ đạo tăng cường các giải pháp ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về dịch bệnh, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện khử khuẩn, nắm bắt thống kê nguồn khách đến, phối hợp với cơ sở y tế thực hiện kiểm tra, áp dụng biện pháp cách ly đối với các trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch... Đồng thời, báo cáo, đề xuất UBND tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện phun thuốc khử khuẩn tại các khu, điểm du lịch; cung cấp tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh tại những nơi đón tiếp khách; giới thiệu đơn vị cung cấp hoá chất, dung dịch diệt khuẩn, khẩu trang đạt tiêu chuẩn với giá cả hợp lý...

Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch cần tập trung đầu tư củng cố cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mới; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ; tăng cường liên kết hợp tác, áp dụng các biện pháp khuyến mại, chương trình giảm giá, miễn phí một số dịch vụ, tri ân khách hàng để kích cầu du lịch, sẵn sàng đáp ứng các điều kiện đón và phục vụ khách trở lại khi dịch bệnh kết thúc.

Hồng Ngọc

Các tin khác


Tạo đột phá cho du lịch hồ Hòa Bình

Bài 2 - Nâng tầm du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) -  Sau giấc ngủ dài, những nàng công chúa ven hồ Hòa Bình được đánh thức bằng những chuyến tàu chở khách du lịch ghé thăm. Các xã: Suối Hoa, Tiền Phong, Hiền Lương… trở nên tấp nập, nhộn nhịp. Chủ và khách cùng đồng hành trong hành trình khám phá, chinh phục non nước, núi rừng và tìm hiểu sự độc đáo trong nền văn hóa Hòa Bình. 

Tạo đột phá cho du lịch hồ Hòa Bình

Bài 1 - Hồ Hòa Bình sơn thủy hữu tình

(HBĐT) -  Ngày 1/8/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch (KDL) quốc gia hồ Hòa Bình. Đây là đòn bẩy quan trọng tạo sức bật cho những vùng đất khó ven hồ Hòa Bình vươn lên phát triển KT-XH. Sau giấc ngủ dài, giờ đây, bản Ngòi, xã Suối Hoa (Tân Lạc); xóm Ké - xã Hiền Lương, khu du lich cộng đồng Đá Bia - xã Tiền Phong, xóm Sưng - xã Cao Sơn (Đà Bắc) trở thành những địa danh nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Ngành du lịch thiệt hại 7 tỷ USD vì dịch Covid-19

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, ước tính ngành du lịch thiệt hại khoảng 7 tỷ USD do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Huyện Tân Lạc thu hút đầu tư phát triển du lịch

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nhiều cảnh đẹp hùng vĩ cùng với sự độc đáo trong văn hóa Mường Bi tạo nên sức hút diệu kỳ đối với khách du lịch. Ngoài ra, huyện luôn quan tâm quảng bá hình ảnh du lịch trên phương tiện thông tin đại chúng. Tập trung chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh…Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của địa phương.

Văn Miếu, Quốc Tử Giám - nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc

(HBĐT) - Nói đến Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, không thể không nói đến khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi được xem là biểu tượng văn hóa - lịch sử, trường đại học đầu tiên của nước ta. Biết bao thế hệ đã coi khu di tích này là biểu tượng trí tuệ, truyền thống hiếu học của dân tộc. Từ những giá trị vô cùng to lớn, năm 2012, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nhất là những ngày đầu xuân, du khách chen chân mong được hướng lòng tôn kính lên đức Khổng Tử, thầy giáo Chu Văn An để học đạo làm người và ước nguyện cuộc sống bình an, thuận hòa, con đường học vấn hanh thông, đỗ đạt.

Hoãn tổ chức Lễ hội áo dài TP Hồ Chí Minh vì dịch COVID-19

UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản hoãn các sự kiện lễ hội văn hóa tập trung đông người dự kiến diễn ra trong tháng 3. Trong đó, Lễ hội áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 7 năm 2020 cũng sẽ bị hoãn, dự kiến lùi sang tháng 4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục