(HBĐT) - Du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế huyện Lạc Thủy có nhiều lợi thế, đặc biệt là du lịch tâm linh. Đây cũng được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, du lịch Lạc Thủy cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.

 


Nhân viên Khu di tích Nhà máy in tiền (Lạc Thủy) kiểm kê, vệ sinh, bảo vệ các hiện vật trưng bày.

Đầu năm là mùa của lễ hội, nhưng trái ngược với không khí đông đúc, náo nhiệt thường thấy, tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện như chùa Tiên, di tích lịch sử cách mạng Nhà máy in tiền… khá trầm lắng trong thời gian qua. Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 6 di tích xếp  hạng quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 29 di tích nằm trong quyết định kiểm kê của UBND tỉnh. Hàng năm, huyện duy trì 32 lễ hội truyền thống (2 lễ hội cấp huyện, còn lại là lễ hội cấp xã, thôn, xóm). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngay khi nhận được chỉ đạo của tỉnh, huyện đã cho dừng các lễ hội đầu xuân, các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao không cần thiết, các khu, điểm du lịch tránh tụ tập đông người để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Đến thời điểm hiện tại, huyện có 1 lễ hội quy mô cấp huyện được tổ chức là lễ hội chùa Tiên (xã Phú Nghĩa) vào ngày 28/1 (tức ngày 4 tháng Giêng). Do đó, lượng khách du lịch sụt giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm 2019. Theo thống kê, 6 tháng đầu năm 2020, toàn huyện ước đón 45 nghìn lượt khách, doanh thu đạt 8,1 tỷ đồng.

Xác định du lịch, dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về hình ảnh, cảnh quan quê hương, đất nước, con người huyện Lạc Thủy, huyện đã hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ. Từ năm 2015 đến nay, đã có 10 công trình hạ tầng du lịch, với tổng mức đầu tư gần 452 tỷ đồng, trong đó có một số công trình quan trọng như: hạ tầng du lịch huyện Lạc Thủy, Nhà tưởng niệm người có công và cán bộ công nhân Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng Việt Nam, trường Cán bộ dân tộc miền Nam, xây dựng và nâng cấp hạ tầng khu du lịch chùa Tiên… Trên địa bàn huyện cũng đón nhận nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch như: dự án tổ hợp sinh thái nghỉ dưỡng Đồng Tâm, dự án du lịch sinh thái làng Đá Bạc, dự án cáp treo Hương Bình, xã Phú Nghĩa…

Huyện đã xây dựng chương trình hành động kích cầu du lịch gắn với phát triển dịch vụ, triển khai Đề án phát triển du lịch huyện Lạc Thủy giai đoạn 2013 - 2020; thực hiện những giải pháp cụ thể liên kết chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các tour, tuyến du lịch, khuyến khích phát triển ngành dịch vụ phụ trợ cho hoạt động du lịch, hình thành các ngành nghề truyền thống như: chế tác đá cảnh, thủ công mỹ nghệ, sản xuất sản phẩm đặc sắc của địa phương để tạo sức hấp dẫn cho du khách. Phấn đấu phát triển khu du lịch chùa Tiên thành khu du lịch quốc gia, nối các điểm di tích tại những xã lân cận. Thúc đẩy dự án xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình để nối 2 khu du lịch chùa Hương, Mỹ Đức (Hà Nội) và chùa Tiên..., tạo thành tour, tuyến du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Đồng chí Hoàng Mạnh Khỏe cho biết thêm: Với tinh thần vừa phòng, chống dịch tốt, vừa phải bảo đảm phát triển KT-XH, nhất là khôi phục lại hoạt động du lịch, UBND huyện chủ trương tiến hành phun khử khuẩn toàn diện để mở cửa các điểm di tích, khu du lịch. Đồng thời, yêu cầu các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, nhà hàng đẩy mạnh công tác chỉnh trang khuôn viên, nhà cửa, vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng, chuẩn bị đầy đủ xà phòng, nước rửa tay khô cho du khách, để người dân, du khách nhận thấy Lạc Thủy là điểm đến an toàn. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá để kích cầu, thu hút nguồn vốn đầu tư, phát huy giá trị di tích trong mùa lễ hội 2021.


 
Hồng Ngọc

Các tin khác


Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục