(HBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, những năm qua, tỉnh tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó việc đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất được quan tâm, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển.



Người dân bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) tham gia tập huấn làm du lịch cộng đồng.

Đến thời điểm hiện tại, tỉnh có 72 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch còn hiệu lực, chiếm 12,2% tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 20 nghìn tỷ đồng. Tính từ thời điểm ban hành Nghị quyết số 10, ngày 30/12/2016 của BTV Tỉnh ủy về phát triển du lịch đã thu hút được 40 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 15 nghìn tỷ đồng. Hiện, toàn tỉnh có 434 cơ sở lưu trú được thẩm định, trong đó được xếp hạng công nhận: 6 khách sạn 3 sao, 25 khách sạn 2 sao, 8 khách sạn 1 sao, 238 nhà nghỉ, 157 homestay du lịch cộng đồng với trên 4.000 phòng; có 9 điểm du lịch địa phương và 1 khu du lịch cấp tỉnh; 12 đơn vị vận tải hành khách du lịch đường bộ với tổng số 29 đầu xe từ 29 chỗ trở lên; 13 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành. Khu du lịch hồ Hòa Bình có khoảng trên 300 tàu thuyền hoạt động vận chuyển khách du lịch. Khu du lịch huyện Mai Châu và huyện Lạc Thủy có khoảng 105 xe điện hoạt động đưa đón khách du lịch. Ngành du lịch của tỉnh tạo việc làm cho trên 14.000 lao động, trong đó có trên 4.000 lao động trực tiếp.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, các bến, bãi đỗ xe, điểm dừng nghỉ cho khách du lịch trên các tuyến quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh, đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; xây dựng các bến cảng thủy nội địa vùng hồ Hòa Bình và các tuyến đường thủy trên địa bàn tỉnh với các tỉnh trong khu vực. Hiện tại, đã hoàn thành và đưa tuyến đường Hòa Lạc – TP Hòa Bình đi vào hoạt động; đang triển khai dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng tại khu vực cảng Ba cấp; nâng cấp tuyến đường lên cảng Ba cấp, mở rộng nâng cấp đường tỉnh 435 đi qua các xã Bình Thanh, Thung Nai (Cao Phong) và xã Suối Hoa (Tân Lạc) với chiều dài 24,8 km. Đây là nền tảng vững chắc, yếu tố thuận lợi "kéo” khách du lịch về Hòa Bình gần hơn, dễ dàng hơn.
Cùng với đó, tỉnh từng bước chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tham gia. Khuyến khích các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đầu tư phát triển các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh, thể thao…, đã thu hút một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Hòa Bình lập dự án đầu tư phát triển du lịch như: Dự án cáp treo và khu phức hợp vui chơi giải trí sân golf tại TP Hòa Bình; khu du lịch nghỉ dưỡng Mai Đà resort và dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Hiền Lương tại huyện Đà Bắc; khu nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái hồ Hòa Bình và khu du lịch sinh thái hồ Gươm sông Đà tại huyện Tân Lạc; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hoàng Sơn tại huyện Lạc Sơn… Tỉnh hiện tập trung ưu tiên một số tập đoàn lớn như Sun Group, Tân Hoàng Minh, FLC đang nghiên cứu, khảo sát lập các dự án quy mô lớn, chất lượng cao tại khu du lịch hồ Hòa Bình và huyện Kim Bôi, Lạc Sơn theo quy hoạch…

Bên cạnh đó, tỉnh đã hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch; xử lý nghiêm các hành vi gian lận, cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh và đảm bảo an toàn cho khách du lịch. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch. Nhiều người dân được tham gia kinh doanh hoạt động du lịch, được Nhà nước hỗ trợ về đầu tư cơ sở vật chất, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch tại các xóm có điểm du lịch cộng đồng, từ đó dần tạo nên bức tranh du lịch cộng đồng sinh động, thêm hoàn thiện, tạo thu nhập ổn định cho người dân. Khuyến khích một số doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, dịch vụ lớn tại TP Hòa Bình và các địa phương; thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức các phiên chợ quê, chợ đêm bán và giới thiệu các mặt hàng nông sản sạch, đặc sản của địa phương phục vụ khách du lịch.

V.H

Các tin khác


Du lịch Hòa Bình đón 195.000 lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 27/4 - 1/5), du lịch tỉnh Hòa Bình đón 195.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm và khám phá. So với cùng kỳ năm trước, lượng khách đến tăng 14,7%, trong đó có 20.000 lượt khách quốc tế, tăng 33,3%; 175.000 lượt khách nội địa, tăng 6,1%.

Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục