Đại dịch Covid-19 vẫn khiến ngành công nghiệp không khói toàn cầu lao đao trong những tháng đầu năm 2021 khi lượng du khách quốc tế chưa có dấu hiệu cải thiện. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), lúc này, vaccine Covid-19 chính là yếu tố then chốt để du lịch toàn cầu phục hồi.
Theo khảo sát của UNWTO, đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục gây hậu quả trầm trọng tới du lịch toàn cầu với lượng khách du lịch quốc tế trong quý 1-2021 giảm tới 83% do các hạn chế đi lại vẫn được áp dụng phổ biến.
Từ tháng 1 đến tháng 3, các điểm đến trên khắp thế giới đã đón ít hơn 180 triệu lượt khách quốc tế so với quý đầu tiên của năm ngoái. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục có mức độ hoạt động du lịch thấp nhất với lượng khách quốc tế giảm 94% trong khoảng thời gian ba tháng. Châu Âu ghi nhận mức giảm lớn thứ hai với 83%, tiếp theo là châu Phi giảm 81%, Trung Đông giảm 78%) và châu Mỹ giảm 71%.
Phong vũ biểu Du lịch Thế giới của UNWTO cũng cho thấy tổng thiệt hại kinh tế toàn cầu vì hậu quả của đại dịch gây ra với ngành công nghiệp không khói. Doanh thu du lịch quốc tế năm 2020 giảm 64% tính theo giá thực tế (đồng nội tệ, giá cố định), tương đương với mức thiệt hại hơn 900 tỷ USD, làm tổng giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới năm 2020 mất hơn 4%. Tổng doanh thu xuất khẩu bị thiệt hại từ du lịch quốc tế (bao gồm cả vận tải hành khách) lên tới gần 1,1 nghìn tỷ USD. Châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông có doanh thu giảm cao nhất lần lượt ở mức 70% và 69% theo giá trị thực.
Tuy nhiên, khảo sát của UNWTO chỉ ra rằng, trong khi nhu cầu du lịch quốc tế giảm mạnh và vẫn trên đà giảm, du lịch nội địa đang bùng nổ ở một số thị trường lớn như Trung Quốc và Nga. Tại các thị trường này, hoạt động hàng không nội địa đã trở về mức trước đại dịch. Riêng tại Trung Quốc, theo thống kê của Bộ Văn hóa và Du lịch, người dân nước này đã thực hiện 256 triệu chuyến du lịch nội địa trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán, tăng 75% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa có đại dịch.
Chìa khóa phục hồi
Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili nhận định: "Nhu cầu du lịch bị dồn nén đáng kể và chúng tôi thấy niềm tin đang dần quay trở lại. Tiêm chủng (vaccine Covid-19) sẽ là chìa khóa để phục hồi, nhưng chúng ta phải cải thiện sự phối hợp và liên thông trong khi làm cho việc xét nghiệm dễ dàng hơn và có giá cả phải chăng hơn nếu chúng ta muốn thấy du lịch phục hồi trong mùa hè ở Bắc bán cầu”.
Cuộc khảo sát mới nhất do Hội đồng chuyên gia du lịch của UNWTO thực hiện ghi nhận triển vọng du lịch toàn cầu trong giai đoạn tháng 5 đến tháng 8 có sự cải thiện nhẹ. Sự cải thiện này có được là nhờ tốc độ triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 tại một số thị trường nguồn cũng như các chính sách khởi động lại du lịch một cách an toàn, đáng chú ý nhất là Chứng chỉ Xanh Kỹ thuật số của EU, đã thúc đẩy hy vọng phục hồi ở những thị trường du lịch nguồn.
Cụ thể, 60% số chuyên gia du lịch của hội đồng cho rằng du lịch quốc tế phục hồi trong năm 2022, tăng từ mức 50% trong cuộc khảo sát tháng 1-2021. 40% còn lại cho thấy khả năng phục hồi vào năm 2021, mặc dù con số này giảm nhẹ so với tỷ lệ phần trăm trong tháng 1.
Gần một nửa số chuyên gia du lịch nhận định du lịch toàn cầu sẽ không thể trở về mức của năm 2019 trước năm 2024 hoặc muộn hơn. Trong khi chỉ có 37% người được hỏi cho rằng du lịch sẽ quay về mức trước đại dịch vào năm 2023, giảm phần nào so với cuộc khảo sát hồi tháng 1.
Theo khu vực, châu Âu được kỳ vọng sẽ phục hồi du lịch sớm nhất khi có tới 31% chuyên gia tin rằng điều này sẽ xảy ra vào quý 3/2021, trong khi có 67% chuyên gia tin rằng Trung Đông sẽ phục hồi du lịch trong quý 4/2021. Đa số chuyên gia nhận định các khu vực khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Á – Thái Bình Dương sẽ đạt sự phục hồi trong năm 2022.
Chỉ ra các nguyên nhân làm chậm đà phục hồi của du lịch toàn cầu, các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc tiếp tục áp đặt các hạn chế đi lại và thiếu sự phối hợp liên thông giữa các quy định về đi lại và y tế hiện là những trở ngại chính.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Nếu không chủ động đăng ký, tự đánh giá và kết nối an toàn Covid-19; không đảm bảo công tác an toàn trong phòng, chống dịch (PCD) sẽ không được đón khách lưu trú. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ sở lưu trú du lịch trên toàn quốc hiện nay.
Tại buổi họp báo thường kỳ mới đây của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời một số câu hỏi của phóng viên về vấn đề hộ chiếu vaccine và tour du lịch nước ngoài tiêm vaccine Covid-19.
Trong gần 2 năm qua, dịch COVID-19 luôn xảy ra trước hoặc trong mùa cao điểm du lịch khiến du lịch thất thu.
(HBĐT) - Trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tập trung nhiều nguồn lực, dành nhiều cơ chế cũng như công tác quảng bá, thu hút đầu tư nhằm phát triển ngành du lịch, nhất là du lịch cộng đồng (DLCĐ). Qua đó, xác lập bản đồ du lịch huyện không những đối với du khách trong tỉnh, mà còn giới thiệu về tiềm năng, lợi thế tới đông đảo du khách, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
(HBĐT) - Tọa lạc ở độ cao 1.227 m so với mặt nước biển, đền Thượng Ba Vì - đền thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh) nằm trên một đỉnh núi cao thuộc khuôn viên Vườn quốc gia Ba Vì, xã Ba Vì, huyện Ba Vì (TP Hà Nội). Với khí hậu mát mẻ, dễ chịu, quanh năm có sương mù bao phủ tạo nên phong cảnh hữu tình, thu hút khách du lịch thập phương. Đến đây, du khách không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh lãng mạn, huyền bí, nghe kể về những huyền tích xa xưa mà còn được khám phá những nét độc đáo của ngọn núi linh thiêng xứ Đoài.
Việt Nam là điểm đến lý tưởng cho những người nước ngoài muốn tiết kiệm tiền trong khi vẫn được hưởng cuộc sống tốt nhất. Những bãi biển, đồ ăn ngon và nền văn hóa hấp dẫn khiến nơi đây trở thành một địa điểm tuyệt vời cho bất kỳ ai muốn thử những điều mới mẻ.