(HBĐT) - "… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...”. Mai Châu - địa danh nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình đi vào bài thơ "Tây Tiến” của Quang Dũng, đã thúc giục tôi tìm về vùng đất oanh liệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp.


Một điểm du lịch ở xã Nà Phòn (Mai Châu) yên bình, thơ mộng.

Trong suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc, Mai Châu đã trở thành một trong số các căn cứ địa phục vụ chiến trường Tây Bắc. Chín năm kháng chiến kết thúc thắng lợi với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Kể từ đây, Mai Châu bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trọng tâm sau kháng chiến là khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá. Tiếp nối truyền thống của vùng quê cách mạng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Mai Châu đã có những bứt phá để xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu mạnh. Nhiều thập kỷ qua, huyện đã vươn mình phát triển, quê hương ngày càng đổi mới, đời sống người dân ngày càng ấm no.

Tôi trở về Mai Châu - cái nôi của cách mạng năm xưa giờ đã thay đổi nhiều. Nhắc đến Mai Châu, du khách thường nghĩ ngay đến một miền quê thơ mộng. Nơi có những danh lam thắng cảnh với những cái tên lãng mạn quen thuộc: Thung lũng Mai Châu, bản Lác, bản Bước, bản Văn, thác Gò Lào… nằm trên những triền đồi, đường thoải dốc, quanh co. Có người hình dung ra một Mai Châu đầy sương mù nằm dưới thung lũng. Riêng tôi, đó là một "góc” với những khoảnh khắc thanh bình, êm ả.

Đến thung lũng Mai Châu hiện ra trước mắt tôi là những con đường lượn vòng từng tầng, từng bậc quanh sườn đồi. Những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, màu xanh biếc của lúa, của cây, thoảng những làn khói lam chiều, bản Lác hiện lên mộc mạc, dung dị nhưng đẹp bình yên đến nao lòng.

Đứng trên đỉnh Thung Khe cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của núi non trùng điệp uốn mình quanh thung lũng Mai Châu, chiêm ngưỡng cả thung lũng đẹp như một bức họa nhiều màu. Có màu trắng của hoa mận, màu xanh của cây lá… ẩn hiện giữa những ngôi nhà sàn, trên đỉnh núi, lưng chừng đồi, hay trên vách đá và trên đường đi xuyên qua bản. Chiều về, mây núi bảng lảng trên không trung, vắt ngang những ngọn núi và sà xuống thung lũng khiến cho không gian trở nên huyền ảo, thơ mộng.

Huyện Mai Châu hôm nay đang chuyển mình đi lên trên con đường đổi mới. Hình ảnh những con đường trục huyện, xã rộng, dài được trải nhựa, bê tông hóa sạch đẹp giúp cho việc đi lại thuận tiện; những ngôi nhà sàn đậm văn hóa dân tộc Thái; trường học, trạm y tế, nhà nghỉ homestay… mọc lên khang trang. Vào những ngày lễ, Tết cờ hoa rực rỡ, ánh điện sáng lung linh, công nghệ thông tin liên lạc đến từng nhà, loa đài phát thanh vang lên rộn rã, bản làng đông vui nhộn nhịp. Những bức tường trên con đường dài hơn 800 m ở thôn Hải Sơn, xã Mai Hịch được người dân trang trí, biến những bức tường trở thành một con đường bích họa sinh động, tràn ngập màu sắc, thấm đẫm bản sắc văn hóa và phong cảnh đặc trưng của địa phương. Một bức tranh quê đậm đà, tươi sáng đang lộ rõ trên quê hương Mai Châu. Đó là kết quả nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự đồng lòng của Nhân dân trong việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Những nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở mang phong cách bản địa của đồng bào dân tộc Thái là nỗ lực của huyện Mai Châu trong công cuộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Bản Lác, bản Bước, bản Văn là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái. Người Thái ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, các nghề truyền thống như dệt vải, đan lát… Đặc biệt, bản Lác là một trong những vùng trọng điểm về du lịch ở Mai Châu. Bản Lác được thiên nhiên ban tặng cho vẻ đẹp như bức tranh thủy mặc nơi vùng cao yên bình. Bản có 25 nhà nghỉ homestay rộng rãi, thoáng mát để làm dịch vụ, được chia đều hai bên dọc trục đường chính phục vụ cho nhu cầu thăm quan của khách du lịch. Nhà sàn ở bản Lác đều cao ráo, rộng rãi và sạch sẽ, giữ được lối kiến trúc cổ. Dạo một vòng trong bản, chúng tôi gặp những nụ cười thân thiện, mến khách. Hàng lưu niệm và quà tặng rất sẵn ở nơi đây. Các mặt hàng như khăn quàng cổ, váy xòe Thái, những chiếc ví xinh xắn, cung, nỏ, sáo trúc, mõ trâu, chiêng, tù và, sừng trâu… được bày bán trước cửa nhà.

Bản Lác ngày càng được biết đến như một điểm sáng trong bản đồ du lịch của Hòa Bình. Ai đến đây cũng chợt nhớ đến câu thơ: "Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói/ Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” của nhà thơ Quang Dũng. Giờ đây, không chỉ thơm nếp xôi nữa mà còn có những món ăn đậm đà bản sắc địa phương như: Vịt cỏ, lợn cắp nách, rượu cần, gà nướng, dê nướng, rượu Mai Hạ, nhộng ong rừng, măng chua, cơm lam...

Gần 60 năm, kể từ lần thứ ba Bác Hồ đến thăm tỉnh Hòa Bình, khắc ghi lời Bác dạy "Phải. Học tập tốt, lao động tốt; cố gắng mãi, tiến bộ mãi”, Hòa Bình nói chung, Mai Châu nói riêng đã nỗ lực không ngừng phát triển trên mọi lĩnh vực, dệt nên những mùa hoa đẹp. Những tuyến đường bê tông, trải nhựa rộng mở về với bản, với làng; từng công trình, nhà cửa mọc lên, phố núi, bản làng điện sáng thay sao, rộn ràng tỏa sáng; điệu xòe Thái đậm âm hưởng dân gian hòa quyện trong cung bậc núi rừng… Vùng đất cách mạng năm xưa giờ là vùng đất xanh vươn mình mạnh mẽ, nổi tiếng trong bản đồ du lịch Việt Nam.

Chúng tôi đi trên đất Mai Châu hôm nay mà như nghe đâu đây rầm rập những bước chân, tiếng hò reo của đoàn quân Tây Tiến năm xưa. Nhớ về những ngày tháng hào hùng ấy, người dân Mai Châu càng tự hào, hạnh phúc hơn trước những đổi thay của quê hương. Vùng đất cách mạng năm xưa đang cất cánh bay lên trên con đường phát triển và hội nhập.


Lê Thị Thu Thanh

(Huyện Triệu Phong - tỉnh Quảng Trị)

Các tin khác


Đầu tư, xây dựng nhiều khu, điểm du lịch sinh thái mới

(HBĐT) - Từ năm 2017 đến nay, tại khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình đã xây dựng và đưa vào hoạt động một số khu, điểm du lịch sinh thái mới, như Mai Châu Hideaway, Bakhan Village Resort (Mai Châu)… Thông qua những chính sách của tỉnh hỗ trợ về giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên nhà đầu tư thực hiện các dự án du lịch có sản phẩm đặc trưng, du lịch sinh thái thân thiện với môi trường, đã thu hút nhiều dự án đang triển khai đầu tư trên KDL hồ Hòa Bình, như: KDL thiên nhiên Robinson thuộc đảo Sung - xã Tiền Phong, Mai Đà Resort thuộc xã Tiền Phong, KDL sinh thái nghỉ dưỡng xã Vầy Nưa và dự án trồng rừng kết hợp du lịch tại xã Hiền Lương (Đà Bắc)…

Lào Cai “tuýt còi” việc bê tông hóa điểm ngắm cảnh ở Y Tý

Cách đây hai ngày, nhiều người yêu thích du lịch đã xôn xao về việc xây dựng hàng rào và đóng cọc bê tông ở khu vực hai cây dẻ sổi (cây đuya già) ở thôn Choản Thèn, nằm trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ngay lập tức, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã có công văn khẩn yêu cầu dừng ngay hoạt động có nguy cơ gây phá vỡ cảnh quan tự nhiên chung này.

Phát hiện suối đá cổ độc đáo tại Gia Lai

Một suối đá cổ mới được phát hiện tại làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đang thu hút du khách đến tham quan. Theo ý kiến của một số nhà địa chất mà Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tham khảo, những khối đá này có độ tuổi trên 100 triệu năm.

Ngành du lịch Thủ đô cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới, thu hút khách du lịch nội địa

Theo Sở Du lịch Hà Nội, 6 tháng qua, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2,9 triệu lượt khách, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020.

Trải nghiệm cùng Mai Châu Hideaway

(HBĐT) - Thân thiện với môi trường cùng nhiều tiện ích, Mai Châu Hideaway là điểm dừng chân lý tưởng trên hành trình khám phá khu du lịch (KDL) hồ Hòa Bình.

Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Phát triển du lịch bền vững theo hướng tăng trưởng xanh, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy các giá trị tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên văn hóa để xây dựng sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc dân tộc; giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục