Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả thăm dò mới nhất của Trung tâm ASEAN-Nhật Bản (AJC) cho thấy, 70% số người Nhật Bản đã từng tới Việt Nam muốn quay lại quốc gia Đông Nam Á này.
Chùa Cầu là một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến Hội An. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN
Trong khi đó, 63,4% số người có ý định đi du lịch nước ngoài bày tỏ mong muốn tới Việt Nam để thăm quan.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát do AJC phối hợp với Công ty TNHH Marketing Voice thực hiện trực tuyến trong tháng 1/2021, với sự tham gia của 10.000 người trên khắp Nhật Bản, trong đó 8,9% đã từng đến Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến công bố kết quả khảo sát ở Tokyo ngày 13/7, bà Chinzei Haruna, chuyên viên tư vấn Marketing, cho biết ba yếu tố mà du khách Nhật Bản hài lòng khi tới Việt Nam là đồ ăn ngon, phong cảnh đẹp và có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử. Trong khi đó, hai yếu tố khiến họ không hài lòng là an ninh công cộng và những trải nghiệm ở nơi đến.
Trong số những người đã từng đến Việt Nam, theo bà Haruna, tỷ lệ người hài lòng với "đồ ăn ngon” và "phong cảnh đẹp” của Việt Nam là 46,4%, trong khi số người hài lòng vì Việt Nam có nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử chiếm 38,2%. Ngược lại, 11,3% người được hỏi không hài lòng vì "an ninh công cộng”, 9,1% vì "những trải nghiệm ở nơi đến” và 8,2% vì "ẩm thực và thành phần thực phẩm”.
Liên quan yếu tố quyết định lựa chọn Việt Nam làm điểm đến, theo bà Haruna, 20,3% người được hỏi cho biết họ tới Việt Nam "theo gợi ý của bạn bè hoặc người thân”, 20,3% khác chọn Việt Nam vì "chi phí du lịch rẻ”, 18,1% quyết định du lịch Việt Nam sau khi xem các blog và các website đánh giá, 15,7% vì công việc, 15,1% sau khi xem sách, báo, 13,5% sau khi xem tivi hoặc phim, 10,7% sau khi xem thông tin trên mạng xã hội và 8% theo gợi ý của các công ty lữ hành.
Về ấn tượng đối với Việt Nam, bà Haruna chia sẻ hai điều khiến những người tham gia thăm dò ấn tượng nhất là "đồ ăn ngon” (chiếm 28,4%) và "giàu lịch sử và văn hóa” (chiếm 26,2%).
Kết quả thăm dò cũng cho thấy có tới 52% số người Nhật Bản tìm kiếm thông tin du lịch nước ngoài thông qua các tạp chí du lịch (bao gồm cả phiên bản trực tuyến). 63,9% khẳng định "an ninh công cộng tốt” là nhân tố quan trọng nhất khi đi du lịch nước ngoài.
Theo Tổng cục Du lịch Nhật Bản, năm 2019, số người Nhật đi du lịch nước ngoài lên tới 20,08 triệu lượt, tăng hơn 30 lần so với năm 1970 và cao nhất từ trước tới nay.
Theo Baotintuc
Trong bối cảnh du lịch quốc tế vẫn "đóng băng", du lịch trong nước cũng chưa thể thông suốt do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đẩy mạnh khai thác thị trường khách du lịch tại chính các địa phương (du lịch nội tỉnh) đã cơ bản khống chế được dịch bệnh được coi là bước đi cấp thiết và kịp thời để duy trì, từng bước phục hồi thị trường du lịch.
Du lịch nội địa là một bộ phận cấu thành, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành du lịch. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hơn một năm qua, trong khi du lịch quốc tế bị đóng băng hoàn toàn, du lịch nội địa vẫn tạo được nguồn thu và thể hiện rõ vai trò quan trọng trong việc phục hồi toàn ngành.
(HBĐT) - Làn sóng BĐS nghỉ dưỡng bất ngờ lội ngược dòng trở thành xu hướng đầu tư trong thời kỳ Covid. Tuy nhiên, đâu mới thực sự là dự án "tinh hoa" khiến giới thượng lưu Việt xiêu lòng và khao khát sở hữu?
Hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề hướng dẫn du lịch bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 sẽ được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/ người.
Gần đây, người dân nội thành Hà Nội đặt chọn đi nghỉ dưỡng xung quanh Hà Nội khá nhiều. Thậm chí, lịch đặt phòng nhiều villa và homestay quanh Hà Nội kín lịch trong tháng 7.
(HBĐT) - "… Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi...”.
Mai Châu - địa danh nổi tiếng của tỉnh Hòa Bình đi vào bài thơ "Tây Tiến” của Quang Dũng, đã thúc giục tôi tìm về vùng đất oanh liệt trong kháng chiến chống thực dân Pháp.