Những đợt dịch Covid-19 bùng phát liên tiếp đã khiến du lịch thường xuyên phải đối mặt tình trạng đóng-mở bất thường. Song cũng chính đại dịch đã mang đến cơ hội buộc ngành công nghiệp không khói phải thay đổi nhận thức để tìm cách thích ứng an toàn.



Vẻ đẹp của hòn Trống Mái trên Vịnh Hạ Long. Ảnh: ANH SƠN

Trong đó, nâng cao sự chủ động, linh hoạt trong xây dựng, cung ứng sản phẩm du lịch phù hợp tình hình mới được coi là khâu then chốt để từng bước phục hồi du lịch.

Covid-19 đã tác động đến mọi thói quen tiêu dùng của con người, trong đó có nhu cầu du lịch. Các chuyên gia dự đoán, ngay cả khi dịch bệnh được khống chế, yếu tố an toàn và có lợi cho sức khỏe vẫn sẽ được du khách quan tâm hàng đầu khi quyết định tham gia vào hành trình du lịch. Do đó, hình thức trải nghiệm theo nhóm nhỏ với lịch trình khép kín, ưu tiên sử dụng các sản phẩm hữu cơ, đáp ứng tiêu chí xanh-sạch cùng các dịch vụ "không chạm" sẽ là xu hướng của du lịch. Ðiều này đòi hỏi từng doanh nghiệp, địa phương phải căn cứ vào đặc thù, điều kiện riêng của mình để tìm ra những sản phẩm phù hợp đáp ứng được đòi hỏi của du khách theo từng giai đoạn.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình, bên cạnh làm mới sản phẩm du lịch truyền thống bằng cách bổ sung các biện pháp an toàn, chọn lựa lộ trình, điểm tham quan, ăn nghỉ, mua sắm đủ điều kiện và phối hợp các cơ sở y tế, cơ quan có trách nhiệm để kịp thời xử lý tình huống; còn cần nhanh chóng xây dựng và khai thác các sản phẩm du lịch mới phù hợp trạng thái bình thường mới. Ông Bình cho rằng, các sản phẩm mới này nên ứng dụng sức mạnh của công nghệ số để tạo sự chủ động, thuận lợi trong triển khai chương trình du lịch, đồng thời khai thác được thế mạnh về kiến trúc, phong cảnh ở địa phương để đáp ứng nhu cầu đi gần, ngắn ngày, theo nhóm nhỏ. Có thể phát triển các sản phẩm: Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh các yếu tố xanh như điểm đến xanh, tuyến du lịch xanh, cơ sở dịch vụ xanh…; du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện) nhằm khai thác sự phục hồi của các cơ sở kinh tế, đưa MICE trở thành một nhánh quan trọng của du lịch Việt Nam; du lịch ẩm thực; du lịch thể thao như golf, bơi lội, chạy bộ; cùng các loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe…

Xu thế, loại hình du lịch nào phù hợp với tình hình mới là những điểm đã có thể xác định, nhưng làm thế nào để tạo ra sức hấp dẫn, khác biệt và khả năng triển khai hiệu quả các sản phẩm du lịch trên thực tế mới là thách thức. Tại Diễn đàn du lịch toàn quốc năm 2021 với chủ đề "Giải pháp phục hồi bền vững du lịch Việt Nam" vừa được tổ chức trực tuyến tại 26 điểm cầu trên toàn quốc, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng khẳng định, yếu tố khác biệt của sản phẩm du lịch muốn hình thành cần dựa trên tài nguyên văn hóa độc đáo, hấp dẫn của điểm đến. "Khai thác giá trị văn hóa để phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch văn hóa là chìa khóa để khôi phục du lịch ở rộng khắp các địa phương trong cả nước. Du lịch văn hóa tạo ra sự sắc nét, độc đáo, đồng thời nâng cao hình ảnh của nhiều loại hình du lịch và bức tranh chung về du lịch Việt Nam"-ông Thắng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Công Hoan, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours cho rằng: Ngành du lịch đang tiến hành khôi phục trong hoàn cảnh dịch Covid-19 chưa kết thúc. Nhiều doanh nghiệp, nhân sự du lịch đã rời khỏi thị trường. Hoạt động du lịch phải triển khai trong điều kiện vừa thay đổi, vừa lắng nghe, đo phản ứng từ thị trường để liên tục điều chỉnh. Vì thế, mỗi doanh nghiệp phải có sự chủ động, linh hoạt trong xây dựng sản phẩm, tổ chức dịch vụ. Nếu trước đây, các sản phẩm du lịch thường được xây dựng theo hướng đóng, ít thay đổi thì giờ đây, mỗi sản phẩm phải được cá biệt hóa theo yêu cầu của từng đối tượng du khách. Ðiều này có nghĩa, những sản phẩm được đóng gói hàng loạt, cấu thành giá theo những nhóm lớn sẽ không còn tính cạnh tranh, thay vào đó là những sản phẩm được tối ưu hóa cho những nhóm khách riêng biệt dựa trên khả năng tư vấn, gợi mở, sắp xếp dịch vụ, kỹ năng xử lý tình huống, bổ sung giá trị gia tăng trong hành trình du lịch của công ty lữ hành. Sản phẩm du lịch được khai thác chuyên sâu hơn nên ngoài nhân sự điều hành, bán tua, hướng dẫn viên đơn thuần, thời gian tới, hành trình du lịch sẽ còn có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, những người có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực liên quan như văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, lịch sử, y tế môi trường, nhân chủng học, tâm lý, kỹ năng sống… Tính sáng tạo, giá trị chuyên môn sẽ được đề cao hơn các yếu tố về giá cả.

Du lịch được xác định là ngành kinh tế tổng hợp bị ảnh hưởng đầu tiên và phục hồi sau cùng trước ảnh hưởng dịch cho nên theo ông Hoan, trong giai đoạn bình thường mới, khi mọi hoạt động đang trên đà khởi động trở lại, không thể kỳ vọng du lịch có sự phục hồi ồ ạt ngay. Du lịch nên bắt đầu từ việc cung cấp từng dịch vụ, nhóm dịch vụ riêng lẻ, phục vụ các nhu cầu thiết yếu cấu thành nên hoạt động du lịch như vận chuyển, lưu trú, xuất nhập cảnh, hỗ trợ dịch vụ thương mại, sản xuất, ẩm thực… nhưng ở mức độ chuyên nghiệp hơn. Nhiều sản phẩm, dịch vụ mới phát sinh từ chính những ảnh hưởng của dịch bệnh cũng đang được nhiều doanh nghiệp thực hiện thành công như: cung cấp dịch vụ hồi hương; sản phẩm cách ly chuyên gia; hỗ trợ tổ chức các cuộc họp, sự kiện trực tuyến; hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tâm lý cho du khách... 


                           TheoNhandan

Các tin khác


Chương trình từ thiện “Du lịch gắn kết - Tết sẻ chia” tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Công đoàn Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Lạc tổ chức chương trình "Du lịch gắn kết - Tết sẻ chia” và "Gian hàng 0 đồng” tại xã Nhân Mỹ.

"Chiếc khăn Piêu nối dài" - mô hình kinh tế kết hợp du lịch của thanh niên

(HBĐT) - Dự án "Chiếc khăn Piêu nối dài” của chị Hà Thị Hoa, xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) là 1 trong 4 dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Thách thức kinh doanh”. Dự án có mục tiêu thí điểm, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế kết hợp với du lịch, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, xây dựng nhà nghỉ cộng đồng "homestay real homestay” nhằm hạn chế tình trạng thanh niên đi làm xa nhà, thu hút thanh niên nhập cuộc và cải thiện sinh kế cho thanh niên trước đại dịch Covid-19.

Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là điểm đến hàng đầu để đón năm mới 2022

Thành phố Hồ Chí Minh, Sa Pa vẫn là 2 điểm đến yêu thích nhất của du khách Việt Nam trong dịp đón Tết Dương lịch. Kết quả này có được dựa trên dữ liệu đặt phòng cho dịp năm mới trên nền tảng đặt dịch vụ du lịch trực tuyến Agoda.

Nhu cầu bay dịp Tết Nguyên đán: ‘Nghe ngóng’ diễn biến dịch

Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN – Bộ GTVT) vừa kiến nghị tăng một số tần suất đường bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh, đường bay đi/đến Phú Quốc, Cam Ranh từ 29/12/2021 - 18/1/2022 để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Dương lịch 2022. Tuy nhiên, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của người dân dịp tết Nguyên đán sẽ không tăng đột biến như hàng năm.

Đề xuất mở rộng đón khách Việt kiều, du lịch tàu biển

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đề xuất với Chính phủ mở rộng đón khách qua đường biển, đường bộ; cho phép Việt kiều về nước như khách quốc tế; cho phép người Việt đi du lịch nước ngoài; cho phép một số tỉnh như Bình Định, TP Hồ Chí Minh đón khách quốc tế…

Bắt nhịp xu hướng du lịch mùa dịch

(HBĐT) – Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, xu hướng du lịch sinh thái, tìm về với thiên nhiên, những nơi hoang sơ, vắng vẻ được nhiều du khách lựa chọn. Các khu du lịch (KDL), điểm đến của tỉnh đang thu hút khách nhờ vào lợi thế này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục