Sở Du lịch Hà Nội xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển du lịch trong năm 2022. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đón và phục vụ 9 - 10 triệu lượt khách trong năm 2022, trong đó có 1,2 - 2 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch dự kiến từ 27,8 - 35,8 nghìn tỷ đồng. Công suất sử dụng phòng trung bình năm 2022 của khối khách sạn đạt trong khoảng 40 - 45%.

Chú thích ảnh

Đoan Môn là cửa chính phía Nam vào Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN.

Mặc dù lượng khách sụt giảm, nhưng Thành phố Hà Nội được các tổ chức báo chí du lịch quốc tế đánh giá là một trong những điểm đến hấp đẫn nhất thế giới. Cụ thể trang web Trip Advisor xếp hạng Hà Nội đứng thứ 2 trong danh sách Top 25 Điểm đến du lịch phổ biến nhất Châu Á; đứng thứ 6 trong danh sách Top 25 điểm đến phổ biến nhất thế giới. Tương tự trang du lịch trực tuyến Worldpackers (Mỹ) giới thiệu Hà Nội là 1 trong 10 thành phố có mức chi tiêu rẻ nhất thế giới dành cho người nước ngoài. Tạp chí Time (Mỹ) bình chọn TP Hà Nội là 1 trong 3 điểm đến của Việt Nam vào Top 100 nơi tuyệt vời nhất thế giới…

Sở Du lịch Hà Nội đã trình Ban Thường vụ Thành ủy ban hành Nghị quyết mới về "Phát triển du lịch Thủ đô giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo"; ban hành, triển khai Kế hoạch phục hồi, phát triển hoạt động du lịch Thủ đô Hà Nội "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” năm 2022-2023; đề xuất định hướng phát triển du lịch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040…

Bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội cho biết, để đạt được mục tiêu này, từ nay đến cuối năm sẽ thực hiện triển khai hoạt động du lịch theo hướng linh hoạt, thích ứng với tình hình dịch bệnh. Trong đó chú trọng phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng, nâng cao chất lượng điểm đến, tạo sản phẩm du lịch chất lượng cao. "Sở Du lịch Hà Nội cùng với một số huyện có tiềm năng và thế mạnh như Ba Vì, Sơn Tây, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thường Tín, Gia Lâm, Đan Phượng…đầu tư xây dựng một số mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, cộng đồng theo hướng du lịch xanh.


Bên cạnh đó, Sở Du lịch sẽ triển khai kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề tại các quận, huyện, thị xã như: Triển khai ứng dụng biển chỉ dẫn du lịch, bộ nhận diện thương hiệu (logo) làng nghề và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội. Sở sẽ phối hợp tổ chức các chương trình quảng bá du lịch; triển khai kế hoạch phát triển ẩm thực Hà Nội; kế hoạch phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn, phát triển du lịch đêm, phát triển sản phẩm quà tặng phục vụ khách du lịch...

Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ triển khai các hoạt động, sự kiện, lễ hội chuyên nghiệp mang đậm bản sắc văn hóa Thủ đô, hướng đến hội nhập quốc tế như: Tổ chức các sự kiện lễ hội định kỳ hằng năm trên địa bàn thành phố gồm: Lễ hội du lịch - văn hóa ẩm thực, Lễ hội quà tặng du lịch, Festival áo dài Hà Nội; tổ chức tuyển chọn đại sứ du lịch Hà Nội và bài hát dành cho du lịch Hà Nội; tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch văn hóa lễ hội, tâm linh đến các di tích danh thắng trên địa bàn thành phố…


                                                                       Theo báo Tin tức

Các tin khác


Điều chỉnh cục bộ các phân khu chức năng, đưa Khu di tích lịch sử Đền Hùng trở thành Khu du lịch trọng điểm quốc gia

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 2260/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh cục bộ các phân khu chức năng của Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.

Niềm tin về du lịch nội địa an toàn

 Cuối tháng 12/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa với chủ đề "Du lịch an toàn-Trải nghiệm trọn vẹn”. Chương trình thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, nhằm góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và tạo niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.

Du lịch Hòa Bình thích ứng linh hoạt

(HBĐT) - Trong bối cảnh dịch Covid-19, ngành du lịch tỉnh không đạt mục tiêu đón 3,2 triệu lượt khách như kế hoạch năm 2021 đã đề ra. Tuy nhiên, bằng nỗ lực vượt khó, du lịch đã, đang phục hồi mạnh mẽ, thích ứng linh hoạt với tình hình mới, thực hiện "mục tiêu kép” vừa phát triển KT-XH, vừa giữ vững thành quả phòng, chống dịch, phát huy lợi thế điểm đến an toàn.

Du lịch Việt Nam vượt khó, linh hoạt thích ứng để phục hồi trong tình hình mới

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/12: Khách quốc tế đến nước ta tháng 12/2021 tăng 14,2% so với tháng trước do Việt Nam đang thực hiện lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế từ tháng 11/2021, các chuyến bay thương mại quốc tế bắt đầu được khôi phục.

Chương trình từ thiện “Du lịch gắn kết - Tết sẻ chia” tại huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Công đoàn Tổng cục Du lịch Việt Nam vừa phối hợp với Hội LHPN huyện Tân Lạc tổ chức chương trình "Du lịch gắn kết - Tết sẻ chia” và "Gian hàng 0 đồng” tại xã Nhân Mỹ.

"Chiếc khăn Piêu nối dài" - mô hình kinh tế kết hợp du lịch của thanh niên

(HBĐT) - Dự án "Chiếc khăn Piêu nối dài” của chị Hà Thị Hoa, xóm Nhót, xã Nà Phòn (Mai Châu) là 1 trong 4 dự án lọt vào vòng chung kết cuộc thi "Thách thức kinh doanh”. Dự án có mục tiêu thí điểm, nhân rộng mô hình phát triển kinh tế kết hợp với du lịch, bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống, xây dựng nhà nghỉ cộng đồng "homestay real homestay” nhằm hạn chế tình trạng thanh niên đi làm xa nhà, thu hút thanh niên nhập cuộc và cải thiện sinh kế cho thanh niên trước đại dịch Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục