Sáng 9/10, Du thuyền hạng sang Le Lapérouse (Pháp) cập cảng Tiên Sa, đưa hơn 100 khách du lịch đến Đà Nẵng. Đây là chuyến tàu biển đầu tiên đưa khách du lịch quốc tế trở lại Đà Nẵng sau hơn 2 năm bị gián đoạn bởi dịch Covid-19.

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho các du khách trên du thuyền Le Lapérouse.

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng tặng quà lưu niệm cho các du khách trên du thuyền Le Lapérouse.

Sở Du lịch Đà Nẵng cùng các cơ quan chức năng tổ chức đón đoàn, tặng quà lưu niệm tại Cảng Tiên Sa.

Du thuyền Le Lapérouse dài 132m, rộng 18m, cao 28m được đưa vào sử dụng năm 2018, thuộc phân khúc cao cấp.

Đây là loại tàu du lịch cao cấp với thiết kế sang trọng, hiện đại, khởi hành từ Indonesia, qua Singapore đến Việt Nam. Tàu chở theo gần 100 hành khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Brazil, Bỉ, Thụy Sĩ, Australia, New Zealand...

Chương trình khám phá bờ biển và các địa danh nổi tiếng của Việt Nam của du thuyền Le Lapérouse kéo dài từ 8-11 ngày là hành trình mới tại khu vực châu Á được hãng Ponant chào bán trên website của hãng với giá khởi điểm từ 4.240 euro (gần 100 triệu đồng).

Sau khi rời Đà Nẵng, du thuyền tiếp tục ghé tham quan một số điểm đến khác như Huế, Quảng Bình và Hạ Long…

Du thuyền Le Lapérouse (Pháp) cập cảng Tiên Sa ảnh 1

Du thuyền Le Lapérouse cập cảng Tiên Sa sáng nay 9/10.

Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, theo kế hoạch, trong tháng 10, Du thuyền La Lapérouse sẽ tiếp tục cập cảng Đà Nẵng vào các ngày 16, 29/10 trong khung giờ từ 6 giờ đến 23 giờ để du khách có thể lựa chọn 3 lộ trình tham quan khác nhau tại Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills Hội An và Mỹ Sơn.

Trước đó, du thuyền Le Lapérouse cập cảng Sài Gòn, Nha Trang, Quy Nhơn, đưa du khách tham quan, trải nghiệm các điểm danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.

                                                                   Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Sản phẩm quảng bá du lịch hiệu quả thời 4.0

Được Bộ Ngoại giao lựa chọn là sản phẩm quảng bá trên nền tảng số trong chương trình "Ngày Việt Nam ở nước ngoài” diễn ra lần lượt tại Áo, Ấn Độ, Hàn Quốc trong tháng 9, 11, 12/2022, trò chơi điện tử "Lạc Việt phiêu lưu ký” (Lac Viet Adventures) đưa người chơi nhập vai thành du khách để khám phá những địa danh, kho tàng văn hóa đặc sắc của Việt Nam.

Thăm thác Bản Giốc

(HBĐT) - Trong hành trình thăm đồng nghiệp Báo Cao Bằng, chúng tôi có dịp thăm thác Bản Giốc nằm trên địa bàn xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Đây là một điểm di sản nằm trong vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Trải qua quãng đường từ thành phố Cao Bằng đèo dốc quanh co, giữa bốn bể rừng núi, mây trời Đông Bắc, thác Bản Giốc sừng sững hiện ra như dải lụa trắng tinh giữa bức tranh thiên nhiên đẹp như miền cổ tích khiến những mệt mỏi của chúng tôi dường như tan biến hết.

Huyện Tân Lạc: Phát triển du lịch vùng cao theo hướng bền vững

(HBĐT) - Sở hữu nguồn tài nguyên đa dạng, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa, 3 xã vùng cao: Vân Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông (Tân Lạc) đang từng bước khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch. Mới đây, tỉnh đã ban hành nghị quyết, đồng thời định hướng xây dựng nơi đây trở thành khu du lịch cấp tỉnh vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống để phát triển du lịch

(HBĐT) - Những ngôi nhà trệt truyền thống náu mình giữa những tán cây cổ thụ. Bên trong ngôi nhà là không gian sinh sống vẫn còn nhiều thứ vẹn nguyên của đồng bào Dao từ xa xưa. Sự mộc mạc, hoang sơ là những yếu tố để xóm Sưng thu hút du khách trong và ngoài nước.

Độc đáo sản phẩm du lịch xã Pà Cò

(HBĐT) - Đó là những giá trị văn hoá giàu bản sắc đang được đồng bào dân tộc Mông ở xã Pà Cò (Mai Châu) bảo tồn và phát huy. Từ năm 2018 đến nay, Pà Cò trở thành một trong những điểm đến du lịch sôi động, thu hút được đông đảo khách trong nước, quốc tế nhờ các sản phẩm độc đáo, hấp dẫn.

Toàn tỉnh có 67 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện toàn tỉnh có 67 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch; trong đó có 3 dự án trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 36.477 tỷ đồng. Bên cạnh đó, trong tỉnh có 448 cơ sở lưu trú được thẩm định, với 9 khách sạn 3 sao; 26 khu nghỉ dưỡng và khách sạn 2 sao, 6 khách sạn 1 sao, 6 căn hộ đạt chuẩn; 401 nhà nghỉ, nhà sàn du lịch cộng đồng; có 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh đã công nhận; 7 công ty lữ hành nội địa, chi nhánh văn phòng đại diện hoạt động.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục