(HBĐT) - Nhắc đến Kim Bôi, nhiều người nhớ đến ngay đó là nơi có nguồn nước khoáng nóng dồi dào, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp và kho tàng văn hóa dân gian đồ sộ của cư dân Mường Động xưa. Nhiều năm qua, huyện Kim Bôi đã nỗ lực biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển du lịch. Hiện tại, huyện rút ngắn lộ trình xây dựng một "thiên đường” nghỉ dưỡng và trải nghiệm, tìm hiểu bản sắc văn hóa để níu chân du khách.


Lễ hội Mường Động - Kim Bôi được phục dựng nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và thúc đẩy du lịch của huyện.

Thực tế Kim Bôi đã có tên trên bản đồ du lịch cả nước từ lâu. Song trước đây, du khách đến đây chủ yếu là đến với điểm du lịch suối Khoáng. Xác định rõ tiềm lực, trong vòng hơn 1 thập kỷ qua, Kim Bôi chú trọng phát huy tiềm năng sẵn có thu hút đầu tư phát triển du lịch. Theo đó đã hình thành nhiều điểm du lịch hấp dẫn như:  V-Resort (khu du lịch sinh thái Vĩnh Tiến); khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn; thác Mặt trời xã Kim Bôi; Serena Resort (khu du lịch nghỉ dưỡng tại xóm Khai Đồi, xã Sào Báy); An Lạc Eco Farm & Hot Springs (khu du lịch sinh thái tại xã Vĩnh Đồng)… trở thành điểm đến thăm quan, trải nghiệm hấp dẫn du khách.

Vào những dịp cuối tuần, các khu du lịch nghỉ dưỡng như Serena Resort, V-Resort, An Lạc Eco Farm & Hot Springs cơ bản kín chỗ, hết phòng. Hàng năm có khoảng 200 nghìn lượt du khách tới Kim Bôi, doanh thu đạt gần 200 tỷ đồng. Để phát triển tiềm năng du lịch, năm 2017, UBND huyện ban hành Quyết định số 1126/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Mục tiêu xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp du lịch cộng đồng; hình thành các tour du lịch chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2025, Kim Bôi đón khoảng 400 nghìn lượt khách; năm 2030 đón khoảng 650 nghìn lượt khách. Tổng thu từ du lịch năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 460 tỷ đồng, năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng. 

Huyện đã triển khai các giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động du lịch, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các loại hình sản phẩm du lịch theo quy hoạch. Một mặt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế các điểm du lịch. Xây dựng mới trang thông tin điện tử về phát triển du lịch. Lựa chọn, đề xuất phát triển sản phẩm du lịch theo Chương trình OCOP; lắp đặt cụm pa nô "Sơ đồ giới thiệu các điểm du lịch trên địa bàn huyện”, tạo thuận lợi cho du khách đến huyện thăm quan, khám phá. Tháng 12/2021, huyện tổ chức chương trình xúc tiến đầu tư với chủ đề "Trekking, nghỉ dưỡng và xúc tiến đầu tư xứ Mường Động”. Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo huyện Kim Bôi đã khái quát về tiềm năng, triển vọng phát triển du lịch của địa phương, đưa ra các giải pháp đảm bảo du lịch an toàn trong tình hình mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, liên kết, hợp tác để phát triển du lịch…

Theo sát lộ trình phát triển du lịch, đồng chí Đinh Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ: Kim Bôi đã và đang tích cực "trải thảm” để đón các nhà đầu tư phát triển du lịch. Đến nay huyện đã thu hút được 10 nhà đầu tư về nghiên cứu, khảo sát, xây dựng các dự án phát triển du lịch như: Công ty CP Việt - ECO Hòa Bình, Công ty CP Lã Vọng Group, Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam, Công ty CP đầu tư thương mại KB Group, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn APEX, Công ty CP Đại Lâm… Trong thời gian tới huyện tiếp tục triển khai, thực hiện tốt Đề án phát triển du lịch huyện Kim Bôi giai đoạn 2020 - 2025, phối hợp với Sở VH-TT&DL xây dựng, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn để đưa vào khai thác phát triển du lịch. Đẩy mạnh khai thác kết nối các tour, tuyến, điểm du lịch với các doanh nghiệp du lịch. Bên cạnh đó phát triển các tuyến và liên kết với các địa phương như Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Sơn La… với kỳ vọng tạo ra sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn hơn như leo núi, đi cáp treo, các mô hình nghỉ dưỡng cao cấp gắn với hoạt động tìm hiểu bản sắc văn hóa… để trở thành điểm đến hấp dẫn du khách muôn phương.


Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục