Sóc Trăng đang tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm du lịch đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao.
Chùa Som Rong với điểm nhấn là Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn lớn nhất tại Việt Nam (phường 5, thành phố Sóc Trăng). Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng Trần Minh Lý, đến năm 2025 tỉnh phấn đấu có 4 điểm du lịch, từ 1 đến 3 khu du lịch được công nhận; có từ 3 - 5 khách sạn 3 sao và 1 khách sạn 4 sao; thu hút khoảng 2.600.000 lượt du khách, trong đó có 50.000 lượt khách quốc tế; doanh thu từ khách du lịch đạt 1.450 tỷ đồng. Đồng thời, 80% các khu, điểm du lịch đạt môi trường tự nhiên xanh - sạch - đẹp.
Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tập trung phát triển 10 sản phẩm du lịch chủ lực. Đó là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch văn hóa lễ hội - ẩm thực (thành phố Sóc Trăng); du lịch văn hóa tín ngưỡng Giếng Tiên (huyện Châu Thành); du lịch sinh thái biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề); du lịch sông nước miệt vườn cồn Mỹ Phước huyện Kế Sách; du lịch sinh thái biển Cù Lao Dung; du lịch sinh thái biển Hồ Bể (thị xã Vĩnh Châu); điểm du lịch Tân Huê Viên (huyện Châu Thành); du lịch sinh thái rừng tràm kết hợp văn hóa về nguồn tại Khu Căn cứ Tỉnh ủy (huyện Mỹ Tú); du lịch văn hóa thương hồ chợ nổi Ngã Năm.
Tỉnh còn phát triển 6 sản phẩm du lịch bổ sung là du lịch cộng đồng cồn Phong Nẫm (huyện Kế Sách); du lịch văn hóa cộng đồng tại xã Phú Tân và xã Phú Tâm (huyện Châu Thành); du lịch sinh thái, tâm linh vườn cò Sáu Xom (huyện Mỹ Xuyên); du lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại xã An Thạnh I và An Thạnh Tây (huyện Cù Lao Dung); du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn Mỹ Xuyên - Trần Đề; du lịch điện gió Vĩnh Châu - Trần Đề - Cù Lao Dung.
Mặt khác, Sóc Trăng tiếp tục kêu gọi đầu tư các dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đẩy mạnh xã hội hóa các dự án về du lịch, thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển du lịch.
Tỉnh từng bước đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thủy, bộ, nhất là công trình giao thông phục vụ các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư phát triển thêm các khu, điểm du lịch trên địa bàn; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch để đầu tư xây dựng các công trình giao thông, thiết chế văn hóa, thể thao, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, các làng nghề, các dự án phục vụ phát triển du lịch. Tỉnh tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương dựa trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị văn hóa cốt lõi của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa, gắn kết các di tích, lễ hội, du lịch sinh thái cộng đồng, vườn cây ăn trái, các sản phẩm nông nghiệp, nhất là sản phẩm OCOP của địa phương...
Theo TTXVN
(HBĐT) - Được tạo hóa ban cho cảnh quan tươi đẹp, nguồn nước khoáng thiên nhiên quý giá, giao thông thuận tiện, huyện Kim Bôi đang trở thành điểm đến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giàu sức hút. Trên địa bàn có nhiều khu du lịch (KDL) được du khách đánh giá cao về chất lượng và các tiện ích.
Cùng với việc kiểm soát tốt dịch COVID-19, ngành Du lịch Khánh Hòa có một năm 2022 phát triển ấn tượng khi đã đón 2,5 triệu lượt du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng.
(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô. Tỉnh còn được biết đến là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, là miền đất sử thi thần thoại "Đẻ đất, đẻ nước” và những lễ hội đa sắc tộc. Nhiều năm qua, tỉnh đã khai thác những tiềm năng, thế mạnh này để phát triển "ngành công nghiệp không khói”.
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình hành động số 15- CTr/TU ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong 5 năm (2017 – 2022), tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch và tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh hoạt động du lịch.
Được nhận định là điểm đến "hoàn toàn an toàn để ghé thăm”, TP Hồ Chí Minh nằm ở vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng những điểm đến xu hướng hàng đầu trong năm 2023. Đây là đánh giá của chuyên trang du lịch Travel off Path nổi tiếng của Mỹ dựa trên lượng tìm kiếm của du khách.
Tối 4/1, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức ra mắt tour đêm Hoàng thành Thăng Long dành cho khách nước ngoài mang tên "Đêm Hoàng cung Thăng Long – Một cảm nhận độc đáo".