Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin: Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đạt hơn 8,8 triệu lượt và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019, khi chưa có dịch COVID-19.


Việc chọn Côn Đảo làm điểm đến mới trong hành trình của Resorts World One nhằm mang đến cho du khách quốc tế những trải nghiệm độc đáo và cơ hội khám phá những điểm đến hoang sơ nhất Việt Nam. Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nêu rõ, nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cao hơn so với cùng kỳ trước dịch COVID-19. Cùng với động lực từ chính sách thị thực thông thoáng, Cục Du lịch Quốc gia kỳ vọng nửa sau năm 2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng đột phá. Ngành du lịch sẽ hoàn thành mục tiêu đón từ 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Nước ta đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa và thấp điểm du lịch quốc tế. Nhưng lượng khách quốc tế trong tháng 6/2024 này vẫn cao hơn 5,3% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một tín hiệu tích cực cho thị trường du lịch quốc tế.

Theo thống kê, Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 với 2,2 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 2 với đạt 1,8 triệu lượt (chiếm 21,4%). Riêng hai thị trường này đóng góp 47,2% tổng số khách quốc tế đến trong 6 tháng qua. Tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc), Hoa Kỳ, Nhật Bản và Malaysia.

Trong 6 tháng đầu năm, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á là động lực chính cho sự phục hồi lượng khách quốc tế. Đặc biệt, thị trường Trung Quốc tăng 229,4% so với cùng kỳ năm 2023. Các thị trường gần ở khu vực Đông Nam Á tăng trưởng tốt.

Đáng chú ý, các thị trường ở châu Âu đều tăng trưởng sôi động, nhất là những thị trường chính như Anh, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Nga... Đây đều là những thị trường được hưởng chính sách miễn thị thực đơn phương nhập cảnh vào Việt Nam với thời hạn tạm trú lên đến 45 ngày. Trong tốp 10 thị trường lớn nhất của du lịch Việt Nam còn có Australia và Ấn Độ.  

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cũng nêu rõ: Trong 6 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế từ các khu vực đã cao vượt so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, lượng khách từ châu Đại dương đạt mức 119% so với cùng kỳ năm 2019; châu Á đạt 106%, châu Mỹ đạt 103%. Châu Âu gần phục hồi hoàn toàn với 92%. Ở Nam Á, đáng chú ý, thị trường tiềm năng Ấn Độ tăng trưởng đột phá, đạt mức 312% so với trước dịch; tương tự là Campuchia đạt mức 396%. Ở Đông Bắc Á, thị trường lớn Hàn Quốc phục hồi tốt, đạt 110%. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ phục hồi ở mức 76%, Nhật Bản ở mức 74%...

Khách nội địa trong 6 tháng đầu năm đạt 66,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 436,5 nghìn tỷ đồng. Thị trường du lịch nội địa đang vào mùa cao điểm, ngay từ tháng 4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phát động chương trình kích cầu "Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu”. Từ đó, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã tung ra các gói sản phẩm hấp dẫn, tổ chức sự kiện, lễ hội sôi động để thu hút khách. Do vậy lượng khách nội địa đang tăng nhanh qua từng tháng.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngỡ ngàng vẻ đẹp vịnh Ngòi Hoa

Trên hành trình khám phá các điểm đến của hồ Hòa Bình, du khách khó lòng rời mắt trước cảnh quan thiên nhiên ấn tượng của vịnh Ngòi Hoa thuộc địa phận xã Suối Hoa (Tân Lạc). Nằm ở vùng lõi được ví như "trái tim” của khu du lịch (KDL), Ngòi Hoa thu hút bởi vẻ đẹp hiếm gặp của một vịnh trên núi cao, vịnh trong hồ.

Xóm Chà Đáy phát triển du lịch gắn với bản tồn bản sắc văn hóa

Nhờ khai thác tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, bản sắc văn hóa truyền thống, đồng thời đổi mới nếp nghĩ, cách làm đã giúp đời sống của người dân xóm Chà Đáy, xã Pà Cò (Mai Châu) được cải thiện rõ rệt. Cùng với phát triển du lịch, môi trường được bảo vệ tốt, bản sắc văn hóa đồng bào Mông được phát huy.

Tăng sức cạnh tranh cho du lịch Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ gồm TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Theo Quy hoạch phát triển vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, lĩnh vực du lịch của Đông Nam Bộ được xác định phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại và đi vào chiều sâu, chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực. Do đó, phát triển mạnh các sản phẩm lợi thế, tăng cường liên kết, hình thành nhiều hành trình, trải nghiệm đang được các địa phương thuộc vùng chú trọng thực hiện.

"Chắp cánh" cho hàng không-du lịch vươn tầm

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành, liên vùng. Để phát triển bền vững cần được tạo dựng bởi nhiều yếu tố như thị thực (visa), dịch vụ điểm đến, giao thông vận tải, an ninh trật tự,... Trong bối cảnh phục hồi hiện nay, sự hợp tác giữa du lịch và hàng không là vấn đề được đặt ra cấp thiết, vì lợi ích chung của nền kinh tế quốc gia.

Gia tăng tương tác nghệ thuật để thu hút khách đến bảo tàng

Không chỉ thu hút công chúng bằng những trưng bày chuyên đề sâu sắc, sinh động về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam còn là đơn vị tiên phong "đánh thức" những câu chuyện gắn liền tài liệu, hiện vật thông qua ngôn ngữ nghệ thuật. Đây là hướng đi dài hơi được đơn vị xác định sẽ tập trung phát triển thời gian tới, nhằm đa dạng hóa trải nghiệm, đưa bảo tàng trở thành điểm đến thu hút du khách trên bản đồ du lịch Thủ đô.

Hấp dẫn các dòng sản phẩm du lịch vùng lòng hồ

Trải qua nhiều ngày bận rộn và áp lực bởi công việc, anh Phan Xuân Lương ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) lên lịch đưa cả gia đình đi nghỉ dưỡng cuối tuần tại điểm đến Maida Lodge, xã Tiền Phong (Đà Bắc). Anh Lương chia sẻ: Nhân lúc các con vừa được nghỉ hè, gia đình tôi bước vào hành trình trải nghiệm tại đây với niềm hứng khởi. Ngoài khoảng cách khá gần Hà Nội, Maida Logde cung cấp dịch vụ tàu thuyền đưa, đón tại bến cảng nên chúng tôi chỉ việc tận hưởng, khám phá cảnh quan, hít thở không khí trong lành, thư giãn và đón nhận ngày mới với nguồn năng lượng tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục