Cán bộ kiểm lâm huyện Đà Bắc trao đổi nội dung pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng để giới thiệu, phổ biến tại các xóm.
(HBĐT) - Đà Bắc là một trong những huyện dẫn đầu tỉnh về công tác phát triển rừng với độ che phủ đến năm 2015 đạt 63,9%. Nhờ đẩy mạnh quản lý, bảo vệ kết hợp tuyên truyền nên diện tích rừng phòng hộ ổn định. Bình quân hàng năm, nhân dân các xã trồng mới đạt và vượt kế hoạch 800 ha rừng.
Đồng chí Nguyễn Viết Thành, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện cho biết: Gần như không phải làm đường băng xanh, đường băng trắng cản lửa đề phòng sự cố cháy lan tại các khu vực rừng trồng bởi hiện các diện tích lau lách nguy cơ xảy cháy đều được hộ dân và chủ rừng quan tâm phát dọn thường xuyên, đồng thời trồng cây thay thế. ý thức giữ rừng, phát triển rừng trong nhân dân ngày càng được tăng cường thông qua các cuộc tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc trực tiếp từng hộ hoặc lồng ghép trong các cuộc họp ở khu dân cư. Hàng năm, cán bộ kiểm lâm địa bàn phối hợp với chính quyền các xã, xóm mở ít nhất 1 hội nghị giới thiệu các văn bản pháp luật có nội dung về Luật Bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng tại xóm có rừng với bình quân 14.000 lượt người được nghe phổ biến /năm.
Bên cạnh việc kiện toàn BCĐ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR & PCCCR) các cấp, xây dựng và triển khai phương án hàng năm, các tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR thường xuyên được củng cố có nhiệm vụ tuần tra, phát hiện, kịp thời xử lý những sự cố cháy rừng tại cơ sở, 20/20 xã đều đã có cán bộ kiểm lâm phụ trách. Phong trào cộng đồng bảo vệ rừng phát động rộng khắp. Đến nay, 163 thôn, bản đã xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng, đạt tỷ lệ 100%. 163/163 thôn, bản có tổ, đội quần chúng BVR & PCCCR với 1.649 thành viên. Các dụng cụ, thiết bị chữa cháy rừng luôn đảm bảo cơ số và quản lý gồm 2 máy thổi gió, 2 bình chữa cháy đeo vai, 2 máy cắt thực bì, 1 cưa xăng, 1 bình xịt chữa cháy, 1 máy định vị, 1 ống nhòm, 2 loa pin cầm tay, 1 bộ quần áo chuyên dụng chữa cháy, 20 bàn dập lửa, 2 dao cán dài.
Cùng với lực lượng bảo vệ rừng ở cơ sở và lực lượng chức năng khác, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, phát hiện và ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác rừng trái phép, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép… Số vụ vi phạm Luật Bảo vệ, phát triển rừng trong những năm qua ngày càng giảm. Huyện không còn là điểm nóng khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn không phát hiện trường hợp vi phạm trong khi cùng kỳ năm 2015 xảy ra 4 vụ.
Cũng theo đồng chí Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện, nhờ thực hiện các biện pháp, phương án BVR & PCCCR mà 5 năm qua, trên địa bàn không xảy ra các vụ cháy rừng, không có diện tích rừng bị sâu bệnh hại. Cùng với việc phát triển rừng trồng gắn với quản lý, bảo vệ tốt, thu nhập từ nghề rừng của người dân được nâng lên. Trong 6 tháng đầu năm, thu nhập từ rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt trên 11 tỷ đồng, trong đó, thu từ rừng tự nhiên 4 tỷ đồng, thu từ rừng trồng khoảng trên 7 tỷ đồng.
Bùi Minh
Trong mấy ngày qua dư luận xôn xao việc Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (đơn vị có chức năng được xử lý chất thải công nghiệp) vận chuyển, đưa về Phú Thọ xử lý 145,5 tấn chất thải nguy hại của Formosa.
Khi phát hiện hơn 100 tấn chất thải của Formosa chôn trong một trang trại ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh chỉ lấy 4 mẫu đi kiểm nghiệm. Lãnh đạo Sở Tài nguyên Hà Tĩnh đổ lỗi cho việc lấy ít mẫu là "thiếu sót của cán bộ chuyên môn".
(HBĐT) - Là xã vùng cao, dân cư phân bố chủ yếu trên các triền đồi nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão. Cùng với đó là tình trạng ngập úng ở hầu hết các xóm trong thời gian dài vừa tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đuối nước, vừa gây thiệt hại lớn cho hoa màu của bà con. Trước thực trạng đó, hàng năm, xã Nam Sơn (Tân Lạc) luôn chủ động các phương án “đón” mùa mưa, bão.
Chiều tối 16/7, sau 2 ngày cật lực cất bốc, di dời chất thải Formosa chôn lấp trái phép tại trang trại Giám đốc công ty Môi trường đô thị thị xã Kỳ Anh đã hoàn thành. Gần 300 chất thải trộn với đất được vận chuyển về niêm phong, tạm giữ tại kho của Công ty TNHH MTV chế biến chất thải công nghiệp Hà Tĩnh.
Nhận xét quản lý môi trường là vấn đề rất khó, cần có năng lực, công nghệ và sự nghiêm túc, Viện trưởng VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, tuyệt đối không được tư lợi cá nhân, không thể vì trục lợi mà “vẽ đường cho hươu chạy”, bao che cho những hành vi sai trái.
(HBĐT) - Trong hai ngày 14-15/7, Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) đã có chuyến khảo sát tại các xã thuộc 2 huyện Lương Sơn và Tân Lạc nhằm lựa chọn địa điểm triển khai dự án “Tăng cường cơ cấu sản xuất và tiếp thị cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở phía Bắc Việt Nam” (MOAP). Kết quả, xã Thành Lập, Hợp Hòa (huyện Lương Sơn) và xã Quyết Chiến (huyện Tân Lạc) được lựa chọn để triển khai dự án từ năm 2016 – 2019.