Tuyến đường 433 - Đà Bắc nằm trong nguy cơ sạt lở khi mùa mưa bão.
(HBĐT) - Qua theo dõi và thống kê, rà soát thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh trong nhiều năm qua, cơ quan chức năng đã xác định những loại hình thiên tai và khu vực trọng yếu có nguy cơ cao xảy ra sạt, trượt, lũ ống, lũ quét và ngập úng.
Vùng nguy cơ bị trượt lở đất nằm hầu hết ở các xã: vùng cao của tỉnh. Trong đó, huyện Đà Bắc nguy cơ sạt lở tập trung dọc tuyến tỉnh lộ 433 từ thị trấn Đà Bắc đi qua các xã Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Mường Chiềng, Đồng Nghê, Suối Nánh. Các khu vực dọc theo sườn phía tây bắc của suối Trâm, trượt lở xảy ra với mật độ lớn, theo dạng tuyến có phương đông Bắc - tây nam; dọc thung lũng suối Cái từ Tày Măng đến hồ Mu Công...
Huyện Mai Châu tại các xã: Phúc Sạn, Tòng Đậu, xã Pù Bin, Noong Luông, Cun PheoChỉ trên đoạn dài khoảng 3 km từ chân đèo cách bản Văn 4 km lên đến đỉnh đèo đã xuất hiện tới 30 điểm trượt lở đất lớn, nhỏ. Huyện Tân Lạc có các xã thường xuyên xảy ra lở đất là: Địch Giáo, Quy Mỹ, Ngọc Mỹ và Đông Lai; các xã vùng cao Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông, Phong Phú...thường xuyên xảy ra lở đất đá bất thường.
Các xã Tân Vinh, Tiến Sơn, Trung Sơn và Cao Răm (Lương Sơn); dọc theo tuyến khảo sát từ Bãi Chạo (Kim Bôi) đi Bãi Lạng (Lương Sơn), ngay ở khu vực xã Trường Sơn nơi tiếp giáp giữa hai huyện, đã liên tục xảy ra nhiều lần trượt lở đất do ảnh hưởng trực tiếp của con suối nhỏ chảy từ hướng tây đổ vào suối Bùi. Huyện Kim Bôi ở các xã Đú Sáng, Bình Sơn, Thượng Tiến, Đông Bắc, Hợp Đồng, Kim Truy, Cuối Hạ và Kim Sơn; các xã Đông Bắc, Hợp Đồng, Kim Tiến, Kim Truy nhiều điểm sạt, trượt lở đất.
Huyện Lạc Sơn là các xã Quý Hoà, Mỹ Thành, Tuân Đạo, Miền Đồi, Bình Hẻm và Tân Mỹ, Ân Nghĩa; dọc theo tuyến lộ trình từ thị trán Vụ Bản đi Ngọc Lâu đoạn qua dốc Đầm, các bậc địa hình có độ chênh cao khác nhau, vách dựng đứng, hiện tượng lở đá, đá đổ thường xuyên xảy ra gây ách tắc giao thông và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của cộng đồng dân cư đang sinh sống ở nơi đây.
Về nguy cơ lũ quét, lũ ống, lũ diễn ra chủ yếu ở phần Bắc và trung tâm của tỉnh. Đặc biệt lũ quét với cường độ mạnh tập trung ở các xã vùng cao như: Suối Nánh, xã suối Nánh, suối Chum, xã Giáp Đắt, Mường Chiềng và Đồng Chum, suối Trâm, suối Sổ, xã Tân Minh, Đoàn Kết và Trung Thành thuộc huyện Đà Bắc; các lưu vực suối Bưng, suối Cun, xã Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong, huyện Cao Phong và các lưu vực suối Trầm, suối Cà, xã Quý Hoà, Tuân Đạo và Miền Đồi, huyện Lạc Sơn. Lũ quét diễn ra ở mức trung bình ở các lưu vực suối Nghê, xã Đồng Nghê, huyện Đà Bắc; suối Lúp, xã Cun Pheo, Phiềng Vế và Bao La, suối Lung, xã Phúc Sạn, Đồng Bảng, huyện Mai Châu; suối Cả, Suối Lôi, xã Thượng Tiến và Hợp Đồng, huyện Kim Bôi; suối Môn và suối Lảng, xã Đông Lai, Ngọc Mỹ, huyện Tân Lạc. Ngoài ra, trên địa phận tỉnh, lũ úng, ngập lụt xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi, đặc biệt là ở các huyện: Tân Lạc, Yên Thuỷ và Lạc Thuỷ, Kỳ Sơn và Lương Sơn.
Dự báo thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, nhiều khả năng sẽ xuất hiện bão, ảnh hưởng của bão, kèm theo giông lốc xảy ra dồn dập vào cuối năm. Để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã yêu cầu, các cấp ngành từ tỉnh xuống cơ sở nghiêm túc triển khai các phương án phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN).
UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành từ tỉnh xuống cơ sở thường xuyên kiểm tra đôn đốc, xây dựng, bổ sung và thực hiện các phương án PCTT sát với thực tế, chú trọng các khu vực, vùng trọng điểm có nguy cao, tổ chức tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức toàn dân về PCTT, theo dõi sát diễn biến thời tiết, thực hiện phương án PCTT theo phương châm 4 tại chỗ nhằm bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân.
Các lực lượng được phân công nhiệm vụ chuyển dân đi sơ tán hoặc cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra lũ quét, sạt lở đất cần nắm chắc địa hình, nhất là mạng lưới đường giao thông, kể cả đường mòn, đường tắt và hệ thống thông tin liên lạc của khu vực với bên ngoài; chuẩn bị chu đáo lực lượng, phương tiện, hậu cần để tổ chức các phương án PCTT.
Chủ các công trình công cộng, doanh nghiệp, hộ gia đình chủ động triển khai việc chằng, chống nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, nhà cửa không đảm bảo an toàn chống bão ở những vùng có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp từ mưa bão. Cấp ủy, chính quyền cơ sở phải chuẩn bị chu đáo phương án sơ tán dân bao gồm: địa điểm sơ tán với các yêu cầu tối thiểu về chỗ ở, bếp, điện hoặc dầu, đèn, nước sạch, nhà vệ sinh; dịch vụ y tế, vệ sinh môi trường; dịch vụ lương thực, thực phẩm, phương tiện vận chuyển để hỗ trợ cho dân sơ tán kịp thời. Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, lực lượng chức năng, chính quyền địa phương có phương án sơ tán khẩn cấp toàn bộ số dân trong các vùng trũng thấp, ven sông, vùng có nguy cơ bị sạt lở đất tới địa điểm an toàn hơn, trong đó cần đặc biệt quan tâm, giúp đỡ chu đáo đối tượng dễ bị tổn thương. Những người không chấp hành sơ tán, chính quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để đảm bảo an toàn tính mạng cho họ.
UBND các huyện, Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi chủ động xả bớt nước ở mức độ hợp lý tăng thêm dung tích cắt lũ của các hồ chứa đang tích đầy nước bảo đảm an toàn của công trình. Tại những đoạn đường, ngầm bị ngập sâu do mưa, lũ phải có biển cấm người và các phương tiện giao thông qua cũng như tổ chức ứng trực điều hành giao thông.
Trong vòng 5 năm nay, thiên tai dưới các hình thức mưa đá, giông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá xảy ra ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh làm chết 19 người, trong đó có 13 người chết do lũ cuốn, 2 người chết do sạt lở đất đá, còn lại là do sét đánh và lật thuyền. Thiên tai đã gây hậu quả nặng nề, phá hủy hàng trăm và làm hư hại hàng nghìn nhà dân, hàng trăm công trình hạ tầng với ước tính tổng thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 22/7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức hội nghị sơ kết công tác chăn nuôi và thú y 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Ngày 21/7, Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện Cao Phong tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động tín dụng chính sách 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
(HBĐT) - Ngày 22/7, Sở KHCN phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản truyền thống địa phương. Tham dự lớp tập huấn là các học viên đến từ các cơ quan, ban, ngành, các hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh… trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Đà Bắc là một trong những huyện dẫn đầu tỉnh về công tác phát triển rừng với độ che phủ đến năm 2015 đạt 63,9%. Nhờ đẩy mạnh quản lý, bảo vệ kết hợp tuyên truyền nên diện tích rừng phòng hộ ổn định. Bình quân hàng năm, nhân dân các xã trồng mới đạt và vượt kế hoạch 800 ha rừng.
(HBĐT) - Đi trên tỉnh lộ 436, qua địa phận xã Do Nhân (Tân Lạc), chúng tôi hỏi người dân về những đoạn tiô ngoằn ngoèo trên các taluy dương và được biết, đó là cách mà người dân ở đây dẫn nước về nhà. Thế nhưng, nguồn nước này không đảm bảo vệ sinh và tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe của người dân nơi đây.
(HBĐT) - Từ ngày 18/7-19/7, tại thành phố Hòa Bình, Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Khóa đào tạo về quản lý tưới có sự tham gia của cộng đồng (PIM). Tham dự khóa đào tạo có hơn 60 học viên đại diện chủ đầu tư các dự án thành phần, lãnh đạo và cán bộ chuyên trách quản lý công trình thủy lợi 03 tỉnh Hà Giang, Phú Thọ và Hòa Bình.