Do trên địa bàn huyện Lương Sơn có đến 30 mỏ vật liệu xây dựng nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ vi phạm về kiểm soát tải trọng. ảnh chụp tại mỏ đá Cao Dương.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 30 mỏ vật liệu xây dựng, 24 mỏ nguyên liệu và 2 nhà máy xi măng. Do đó, hoạt động vận tải diễn ra khá sôi động và phổ biến tình trạng vi phạm quy định về trọng tải. Tuy nhiên, công tác kiểm soát trọng tải phương tiện đang gặp phải khá nhiều khó khăn.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, ngày 28/8/2015, Công an huyện Lương Sơn đã tiếp nhận bộ cân trọng tải lưu động xách tay từ Sở Giao thông vận tải. Ngay sau đó, Công an huyện xây dựng kế hoạch và triển khai kiểm tra tải trọng xe lưu động trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Lương Sơn. Tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe ô tô chở hàng vượt quá trọng tải thiết kế, chở hàng vượt quá trọng tải cầu, đường bộ; xếp hàng vượt quá kích thước cho phép, quá khổ giới hạn cầu, đường; xe ô tô chở hàng siêu trường, siêu trọng vi phạm các quy định về chở hàng quá khổ, quá tải; xe ô tô tự cải tạo không đúng quy định; xe ô tô hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông….
Đặc biệt, trên địa bàn huyện Lương Sơn có các tuyến đường Hồ Chí Minh, QL 6 chạy qua với lưu lượng xe lớn. Đây là các tuyến đường không thuộc phạm vi quản lý của huyện. Do đó, Công an huyện đã tăng cường công tác phối hợp với Công an tỉnh, Thanh tra giao thông Sở GTVT tổ chức các tổ công tác liên ngành thường xuyên tuần tra, xử lý kịp thời. Kết quả, theo số liệu thống kê của ngành chức năng, trong 7 tháng năm 2016, trên tất cả các tuyến đường của huyện Lương Sơn, Công an huyện Lương Sơn, Công an tỉnh và Thanh tra Sở GTVT đã kiểm tra, xử lý 218 trường hợp vi phạm; xử phạt 1,5 tỷ đồng; tước 45 giấy phép lái xe.
Trao đổi với chúng tôi về công tác kiểm soát trọng tải phương tiện trên địa bàn huyện, đồng chí Nguyễn Vũ Chi, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Lương Sơn có địa bàn rộng, giáp ranh với Thủ đô Hà Nội, trên địa bàn huyện tập trung nhiều doanh nghiệp khai thác vật liệu xây dựng và thu mua nông, lâm sản... Vì vậy, các hoạt động vận tải, dịch vụ vận tải trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện rất phức tạp, đặc biệt các phương tiện ô tô chở vật liệu xây dựng, chở đất, đá, hàng nông, lâm sản… tiềm ẩn nhiều vi phạm trên lĩnh vực trật tự ATGT mà chủ yếu là vi phạm chở hàng quá tải, chở hàng rơi vãi, cơi nới thành thùng xe. Trong thời gian qua, UBND huyện đã chỉ đạo Công an huyện Lương Sơn phối hợp với các sở, ngành của tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, tập trung chuyên đề cân tải trọng, từ đó, tình hình vi phạm về tải trọng đã giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thực tế công tác kiểm soát trọng tải phương tiện cho thấy, địa bàn huyện rộng, hoạt động dịch vụ vận tải diễn ra với mật độ lớn và có tính chất phức tạp. Đặc biệt, thời gian gần đây, trên địa bàn huyện xảy ra hiện tượng xe quá tải chở lâm sản chạy trên tuyến đường liên huyện, liên xã. Tuy nhiên, để trốn tránh lực lượng chức năng, các xe này thường có xe máy đi trước dẫn đường và chạy vào ban đêm nên rất khó kiểm tra, kiểm soát. Mặt khác, điều kiện đường giao thông trên tuyến đường được quản lý còn chật hẹp, cơ sở hạ tầng hạn chế, mặt đường không bằng phẳng, hỏng hóc nhiều dẫn đến việc đặt hạ bàn cân để kiểm tra trọng tải gặp nhiều khó khăn. Lòng đường hẹp, vì vậy không thể lập các trạm cân mà phải tuần tra lưu động, quá trình phát hiện xe vi phạm không thể yêu cầu san tải, hạ tải vì không có bến bãi.
Đặc biệt, do địa bàn giáp ranh có nhiều tuyến đường liên xã giao nhau, khi cân trọng tải các phương tiện có dấu hiệu vi phạm thường trốn tránh, thông báo cho nhau để trốn cân tải trọng, do vậy cũng gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát.
Dương Liễu
(HBĐT) - Ngày 28/6/2016, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư số 17/2016/TT-BTTTT về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 2 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách Hong Kong (Trung Quốc) khoảng 70km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 15-16.
Trong 24 giờ tới, bão khả năng mạnh lên, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16-17.
(HBĐT) - Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh năm nào cũng xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) tại các mỏ khai thác đá. Hậu quả khiến người lao động (NLĐ) lao đao, bao gia đình tang tóc, doanh nghiệp khốn đốn. Điều đó đòi hỏi các đơn vị khai thác và cơ quan chức năng cần xác định rõ nguyên nhân, có giải pháp khả thi cho vấn đề.
Sáng 31/7, Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 16 gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định và các tỉnh miền núi phía Bắc; Ban Chỉ huy phòng chống các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin duyên hải.
Vào khoảng 16 giờ ngày 30-7, tại huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã xảy ra một cơn rung lắc mạnh do động đất khiến nhiều người sinh sống trên địa bàn khá lo lắng, bởi đây là trận động đất thứ 2, kể từ đầu năm đến nay.