(HBĐT) - Sau gần 2 năm hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), trên cánh đồng của bà con xóm Lạc Vượng và xóm Chóng, xã Yên Lạc (Yên Thủy) đã mướt sắc xanh no ấm. Sự đổi thay tích cực đó là tiền đề, động lực để Yên Lạc phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cuộc cách mạng ruộng đất ở 9 thôn, xóm còn lại.

Sau khi hoàn thành dồn điền, đổi thửa, bà con xóm Lạc Vượng, xã Yên Lạc (Yên Thủy) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa khoai sọ vào canh tác, bước đầu đem lại tín hiệu khả quan. 

Cuối năm 2014, xã Yên Lạc thực hiện chủ trương DĐĐT. Trên cơ sở phân tích thuận lợi, khó khăn, 2 xóm Lạc Vượng và Chóng được lựa chọn làm thí điểm. Sau 1 năm thực hiện với không ít thử thách, việc tích tụ ruộng đất ở 2 xóm này đã hoàn thành. “Ban đầu gặp khá nhiều khó khăn vì tâm lý e ngại của bà con, họ không muốn bỏ các ruộng đã canh tác lâu nay của gia đình. Tuy nhiên, từ khi hoàn thành đến nay, hiệu quả đem lại rất thiết thực, những mô hình canh tác mới đang được áp dụng tại 2 xóm là minh chứng cho chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền”, đồng chí Bùi Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc cho biết.  

Cùng đoàn công tác của xã Yên Lạc xuống thăm mô hình trồng khoai sọ mới được đưa vào trồng ở xóm Lạc Vượng mới thấy sự hăng say sản xuất của bà con. “Trước đây, hộ nào cũng có dăm mảnh ruộng, mỗi mảnh một nơi nên rất khó chăm sóc. Sau khi DĐĐT, đường nội đồng được xây dựng thuận lợi, ô tô đi vào thoải mái. Hệ thống mương tưới tiêu thẳng tắp, nước chảy đến tất cả khu ruộng của bà con. Nhờ đấy mà trồng lạc, khoai sọ hay cấy lúa đều thuận tiện cho việc chăm sóc, năng suất cao hơn”, ông Nguyễn Văn Tỉnh, xóm Lạc Vượng phấn khởi cho biết. 

Bà Trịnh Thị Quý, Trưởng xóm Lạc Vượng chia sẻ: Xóm có 240 hộ dân, ruộng khá bằng phẳng và tập trung với tổng diện tích 25 ha. Để người dân hiểu và đồng tình thực hiện DĐĐT, không ít những cuộc họp ở xóm đã được tổ chức. Việc tuyên truyền, vận động được thực hiện thường xuyên đến từng đảng viên, người dân đã đem lại hiệu quả thiết thực. Kết quả, cánh đồng được quy hoạch lại, sản xuất thuận lợi cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, bà con cũng tích cực đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong đó, vụ xuân trồng các loại rau màu như: lạc, ngô, đậu, mới đây nhất là trồng khoai sọ; vụ mùa chuyển sang cấy lúa. Nhờ đó, đời sống của bà con ngày một nâng cao hơn, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 29 triệu đồng, bình quân lương thực đạt trên 400 kg/người/năm. 

Trên những thửa ruộng bí xanh, mướp đắng của xóm Chóng, bà con cần mẫn bón phân, tưới nước. Với hơn 1.000 m2 đất ruộng, gia đình bà Bùi Thị Khoa duy trì trồng mướp đắng. Bà Khoa cho biết: “Bây giờ, ruộng đã tập trung nên gia đình trồng mướp đắng, 1 năm 2 vụ, mỗi vụ thu được khoảng 30 triệu đồng. Nếu như trước đây, mỗi ruộng một nơi thì không làm được, chỉ trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp hơn nhiều”. 

Nói về kinh nghiệm DĐĐT của xóm, ông Bùi Văn Hồng, Trưởng xóm Chóng cho biết: “Ruộng ở xóm Chóng không tập trung, chỗ thuận lợi, chỗ sình lầy nên khi DĐĐT phải căn cứ thực tế để phân chia cho công bằng. Nếu cứng nhắc, mỗi hộ quy về chỉ một thửa thôi thì sẽ không thực hiện được. Hiện nay, mỗi hộ chỉ còn từ 1 - 3 mảnh nên đảm bảo sự công bằng, bà con đồng tình ủng hộ và hiệu quả kinh tế đem lại sau DĐĐT thiết thực”.

Cùng với Lạc Vượng và Chóng, trong năm 2017, xóm Yên Hòa và ót cũng tích cực triển khai DĐĐT. “Lộ trình của xã phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành việc DĐĐT ở các xóm còn lại. Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi đang tích cực làm công tác vận động, tuyên truyền và trưng cầu ý dân. Xóm nào có điều kiện thuận lợi hơn sẽ tập trung làm trước, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao hơn. DĐĐT được chúng tôi xác định, có vai trò quan trọng đối với việc giữ gìn và nâng cao chất lượng các tiêu chí trong xây dựng NTM”, đồng chí Bùi Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Yên Lạc nhấn mạnh. 

 

 

                                                                             Viết Đào

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 12/4: Các tỉnh miền Bắc trời lạnh

Các tỉnh miền Bắc trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét, nhiệt độ thấp nhất ở vùng đồng bằng phổ biến 19-21 độ, vùng núi có nơi dưới 18 độ.

Khó khăn thực hiện tiêu chí thủy lợi trong xây dựng nông thôn mới ở xã Cuối Hạ

(HBĐT) - Là 1 trong những xã khó khăn nhất của huyện Kim Bôi, thu nhập bình quân của người dân xã Cuối Hạ mới đạt 11,5 triệu đồng/năm, chủ yếu từ nghề nông. Tuy nhiên, những năm gần đây, vào vụ đông - xuân, hơn 50% diện tích đất canh tác tại xã bị bỏ hoang do thiếu nước tưới.

Đề phòng giông lốc, thiên tai bất thường

(HBĐT) - Diễn biến thời tiết đang có biểu hiện thất thường. Trên địa bàn các tỉnh lân cận như Thanh Hóa và một số tỉnh khác đã xảy ra gió giật, mưa giông, mưa đá, tố lốc làm thiệt hại cho người dân. Vì vậy các cấp, các ngành và người dân khẩn trương triển khai những biện pháp phòng - chống giông lốc, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Hôm nay, nền nhiệt ở Nam bộ lên tới 37°C

Thông tin cập nhật về tình hình nắng nóng của Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương và các đài khí tượng - thủy văn khu vực chiều 10-4 cho biết, vào hôm nay (11-4), tại khu vực Đông Nam bộ sẽ có nắng nóng xảy ra diện rộng, với nền nhiệt độ cao nhất lên tới 37°C. Tại TPHCM, mặc dù nhiệt độ cao nhất chỉ đạt 35°C nhưng ở khu vực nội thành sẽ có nắng nóng, hình thái phổ biến là ngày nắng nóng, đêm không mưa.

Huyện Lương Sơn bàn giao 2 công trình 135 giai đoạn III tại xã Cao Dương

(HBĐT) - Chiều 7/4, Ban quản lí xây dựng công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) huyện Lương Sơn đã tổ chức nghiệm thu và bàn giao 2 công trình CSHT cho xã Cao Dương quản lý và sử dụng.

Phạt hành chính lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản tới 2 tỷ đồng

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản. Nghị định quy định tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính: cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 1 - 12 tháng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục