Diện tích đất nông nghiệp toàn xã có 482 ha (chủ yếu thâm canh lúa, ngô, mía và chăn nuôi). Trò chuyện với một số gia đình, chúng tôi ghi nhận được sự chủ động của bà con trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, ngoài duy trì 180 ha đất lúa (năng suất bình quân đạt 46 tạ/ha để đảm bảo an ninh lương thực), người dân đã tận dụng diện tích đất màu, đất bưa, bãi để trồng xen canh rau, ngô, khoai để có nguồn thu định kỳ.
Mấy năm gần đây, hưởng ứng phong trào phát triển cây có múi do tỉnh và huyện phát động, được sự hỗ trợ về kỹ thuật, giống cây trồng từ Chương trình 135, Đảng ủy, UBND xã Yên Thượng đã vận động, khuyến khích người dân chuyển diện tích cấy lúa năng suất thấp sang trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Kết quả, xã đã chuyển trên 30 ha lúa 1 vụ cấy không ăn chắc sang trồng mía trắng, cải tạo 27 ha vườn tạp để trồng bưởi Diễn.
Dọc đường đến các xóm, điều dễ nhận thấy nhất là nhiều đồi cam, bưởi đang được các chủ vườn chăm sóc kỹ càng. Những vườn mía trắng cây to, dài và mập. Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng cho biết: Toàn xã hiện duy trì ổn định trên 100 ha mía trắng. Giá mía bán ngay tại vườn giữ mức 5.000 - 6.000 đồng/cây, đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng năm cho nhiều gia đình.
Thống kê tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp mới đây của xã Yên Thượng cho thấy: Ngoài diện tích lúa, mía và rau màu, Yên Thượng có 40 ha cây có múi (trong đó có 10 ha cam, năm 2016 có 5 ha cho thu lứa quả đầu, hứa hẹn nguồn thu mới cho nhiều gia đình trong những năm tiếp theo). Bên cạnh đó, nhiều hộ đã nhận đất lâm nghiệp để trồng rừng và hầu hết các vườn, rừng luồng của người dân đều phát triển tốt, giữ độ che phủ rừng của xã ở mức gần 60%. Vì thế, tuy ở trên cao nhưng đất đai ở Yên Thượng vẫn giữ được độ ẩm, giúp cho các loại cây trồng sinh trưởng tốt. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa tổng đàn gia súc, gia cầm trong toàn xã lên trên 11.000 con, cung cấp thực phẩm cho thị trường huyện Cao Phong và một số vùng lân cận.
Trong câu chuyện với chúng tôi- những người làm công tác tư pháp, đưa pháp luật về với đồng bào vùng khó khăn, đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thượng không giấu nỗi trăn trở bởi sự quan tâm của người dân nơi đây đối với pháp luật chưa cao, tình trạng chậm đăng ký khai sinh, không đăng ký khai tử vẫn diễn ra, cá biệt còn có trường hợp tảo hôn, ứng xử bất bình đẳng trong gia đình.
Trên con đường bê tông khá rộng rãi dẫn đến khu di tích lịch sử - văn hóa chiến khu Cao Phong - Thạch Yên (chùa Khánh), đường rất tốt nhưng nền đường vương vãi đầy phân trâu, phân bò, bốc mùi trong tiết trời oi nóng mùa hè. Đồng chí Bùi Đức Chung, Phó Chủ tịch UBND xã ngại ngùng chia sẻ: Bà con trong xã đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, tập quán chăn thả gia súc tự do đã được khắc phục cơ bản nhưng tình trạng để gia súc phóng uế bừa bãi ra đường như thế này quả là hạn chế lớn trong vấn đề bảo vệ cảnh quan, môi trường (nhất là trên con đường dẫn về khu di tích lịch sử).
Từ thực tế ở xã vùng cao Yên Thượng cho thấy: Cùng với tập trung phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo cho bà con, xã nên thực hiện đồng bộ hơn các vấn đề về học tập, chấp hành pháp luật và bảo vệ môi trường sinh thái bởi nếu chỉ tập trung vào xóa đói, giảm nghèo về cái ăn, cái mặc, xây dựng điện, đường, trường, trạm mà chưa quan tâm hoặc quan tâm không đầy đủ đến pháp luật và vệ sinh môi trường thì tác hại xảy đến với cộng đồng cũng không phải là điều nhỏ.
Mai Huệ (Sở Tư pháp)
Ngày 24-6, tại Paris, Hiệp hội Chuyên gia công nghệ cao gốc Việt tại châu Âu (ViNExT) tổ chức lễ ra mắt với mục đích kết nối, tập hợp các chuyên gia khoa học và công nghệ người Việt Nam tại Pháp và châu Âu có chuyên môn cao, mong muốn đóng góp trí tuệ cho đất nước.
Ngày 25-6, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, sau khi nhận thông tin nhiều vết dầu loang tấp vào bờ biển đảo Cồn Cỏ, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thu gom để làm sạch môi trường biển.