Nông dân xóm Đồng Hòa, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đầu tư phát triển cây có múi góp phần nâng cao thu nhập.
Theo khảo sát, đánh giá của Sở NN &PTNT, trong 2 năm trở lại đây, các huyện: Kim Bôi, Cao Phong, Đà Bắc đã thực hiện tốt công tác quản lý, xây dựng giải pháp tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, từng bước thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất cây ăn quả có múi và cây rau. Quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn thành lập, giám sát các mô hình kinh tế tập thể như HTX, tổ hợp tác, trang trại hoạt động SX -KD theo quy định. Công tác quản lý Nhà nước đối với phát triển các sản phẩm chủ lực đã và đang có những bước chuyển biến tích cực. Các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, địa phương về sản xuất trồng trọt, các chính sách hỗ trợ sản xuất cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về trồng trọt thông qua các lớp học hiện trường cho nông dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá phân loại, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn góp phần bảo vệ an toàn cho sản xuất. Công tác quản lý chất lượng các sản phẩm trồng trọt được tăng cường. Các địa phương đã thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra cơ sở SX -KD vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở SX -KD nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện ATTP. Một số địa phương đã tổ chức thực hiện tốt việc ký cam kết sản xuất an toàn đối với sản phẩm cây có múi, cây rau, theo đó không có mẫu rau, quả được kiểm định không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đến tháng 5/2017, diện tích cây có múi toàn tỉnh đã đạt 6.690 ha, vượt 1.690 ha (vượt 33%) so với chỉ tiêu Nghị quyết số 10 đề ra đến năm 2020. Điều quan trọng là đã hình thành các vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung. Đối với cây rau, diện tích gieo trồng hàng năm đạt 11.000-12.000 ha; bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung, có thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng như: vùng sản xuất bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy; vùng sản xuất rau hữu cơ huyện Lương Sơn; vùng sản xuất rau su su huyện Mai Châu, Tân Lạc; vùng sản xuất tỏi tía huyện Mai Châu...
Khi các nghị quyết, quyết định được ban hành là nền tảng, căn cứ quan trọng để huy động cho phát triển, mở rộng diện tích trồng trọt. Bởi vậy, tổng kinh phí thực hiện phát triển sản xuất trồng trọt trong 3 năm qua đạt trên 1.100 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 13, 9 tỷ đồng; nguồn ngân sách huyện hỗ trợ trên 7, 9 tỷ đồng (các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy, Lạc Thủy, Lạc Sơn); lồng ghép các nguồn vốn khác hỗ trợ sản xuất từ chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, vốn sự nghiệp khoa học, vốn xúc tiến thương mại, vốn từ dự án WB7, từ các tổ chức phi chính phủ…) đạt trên 30 tỷ đồng. Nguồn vốn do người dân và doanh nghiệp đóng góp gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, công lao động, giống và vật tư nông nghiệp đầu vào khoảng 1.050 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh: Diện tích cây ăn quả có múi và rau an toàn được mở rộng góp phần không nhỏ vào cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, tốc độ tăng ngành trồng trọt năm 2016 đạt 3,82%, trong khi năm 2014 đạt 1,9% năm; giá trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt chiếm trên 70% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; giá trị thu nhập /ha đất canh tác tăng lên đáng kể và đạt trên 120 triệu đồng /ha; đối với nhóm cây trồng chủ lực như cây ăn quả có múi giá trị thu nhập đạt trên 500 triệu đồng /ha/năm, cây rau đạt 250 triệu đồng /ha.
Nhờ có chủ trương đúng và trúng, chỉ đạo, triển khai sát sao, nghiêm túc đã huy động được các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt tạo nền tảng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Nhật thực toàn phần xảy ra ngày 21-8 tới sẽ quét qua toàn bộ vùng lục địa Mỹ, đồng thời khiến các cơ quan tình trạng khẩn cấp của nước này phải chạy đua để giảm thiểu ảnh hưởng từ hiện tượng tự nhiên trên.
(HBĐT) - Tháng 11/2015, xã Liên Sơn ( Lương Sơn) được công nhận đạt chuẩn NTM. Đây là dấu mốc quan trọng khẳng định sự đổi thay của làng, xã. Nhân dân phấn khởi, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền xã thêm phần tự tin, nhưng đến hôm nay, họ đang gồng mình trước áp lực nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.
(HBĐT) - Trong những ngày này, TP Hòa Bình đã và đang hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ công bố xã Thống Nhất đạt chuẩn NTM năm 2016. Đây là xã thứ 4 của thành phố hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Đây không chỉ là niềm vui mà còn là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc TP Hòa Bình tiếp tục đoàn kết, huy động các nguồn lực phấn đấu trở thành đơn vị đầu tiên của tỉnh hoàn thành chương trình xây dựng NTM vào cuối năm 2018.