(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là chủ trương lớn nhận được sự ủng hộ của cán bộ, nhân dân trên địa bàn huyện Kim Bôi. Từ khi triển khai đến nay, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn đã có sự đổi thay đáng kể. Năm 2017, huyện có 2 xã là Hợp Kim và Hạ Bì phấn đấu về đích NTM.

Chúng tôi đến thăm xã Hạ Bì vào những ngày trung tuần tháng 8. Đồng chí Bùi Ngọc Thảo, Chủ tịch UBND xã Hạ Bì chia sẻ: Chương trình xây dựng NTM triển khai trên địa bàn xã có nhiều thuận lợi. Chương trình nhằm chăm lo thiết thực đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, phát huy sức mạnh của toàn dân, có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức kinh tế khác nên nhân dân rất phấn khởi và đồng tình ủng hộ. Xã có vị trí địa lý nằm sát thị trấn Bo và trung tâm huyện, giao thông thuận lợi để phát triển KT-XH. Các khu dân cư trên địa bàn xã Hạ Bì sống tập trung, cơ sở hạ tầng cơ bản đã được quy hoạch. Các công trình phúc lợi từng bước được đầu tư xây dựng, bộ mặt nông thôn ngày một khang trang, sạch đẹp. Đến nay, xã đã đạt 15 tiêu chí NTM. Năm 2017, xã phấn đấu đạt chuẩn NTM với việc hoàn thành 4 tiêu chí còn lại là tiêu chí số 2 về giao thông, tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 11 về hộ nghèo và tiêu chí số 15 về y tế. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đoàn kết một lòng phấn đấu xây dựng NTM thành công trên địa bàn…

Theo UBND huyện Kim Bôi, tính đến hết tháng 6/2017, huyện đã tập trung thực hiện các nội dung xây dựng NTM. UBND huyện, BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia huyện thường xuyên chỉ đạo công tác quy hoạch, đặc biệt là công tác cắm mốc quy hoạch, xây dựng quy chế quản lý quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương. UBND huyện đã phân bổ 30 triệu đồng/xã cho 2 xã phấn đấu về đích NTM năm 2017. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện nay đang tập trung thi công 11km đường giao thông nông thôn các loại, 2 cầu (ngầm), 7 công trình thủy lợi (4 hồ, 2 bai, 1 đập); xây dựng, sửa chữa 19 trường học các cấp, trong đó có 5 công trình chuyển tiếp, 14 trường xây dựng mới; xây dựng mới 4 trạm y tế; 6 nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng xã, 6 khu thể thao trung tâm xã, bàn giao đưa vào sử dụng 2 nhà sinh hoạt cộng đồng; xây dựng 1 khu xử lý rác thải.

Bên cạnh đó, công tác phát triển sản xuất được huyện quan tâm và lồng ghép từ các chương trình khuyến nông, khuyến công để xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn kiến thức về KH-KT giúp giảm giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức được 51 lớp tập huấn cho 2.212 học viên tham gia, xây dựng 28 mô hình phát triển sản xuất. Tiếp tục triển khai nội dung và kế hoạch hoạt động của các Đề án tái cơ cấu nông nghiệp huyện Kim Bôi, cải tạo vườn tạp, trồng cỏ vỗ béo đàn bò, trồng rau sạch. Triển khai các mô hình sản xuất và dự án sản xuất theo chuỗi giá trị từ nguồn vốn sự nghiệp NTM năm 2017 tổng kinh phí hỗ trợ 1.837 triệu đồng với Dự án liên kết sản xuất rau an toàn theo chuỗi giá trị của huyện được triển khai tại 2 xã Hạ Bì, Nam Thượng; dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ cây ăn quả có múi tại các xã: Tú Sơn, Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Kim Bình; dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ ngô ngọt theo chuỗi giá trị tại xã Mỵ Hòa và vùng lân cận. Từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với tổng kinh phí 5.675 triệu đồng hỗ trợ sản xuất gồm máy móc, cây, con giống, vật tư…

Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, tính đến hết 6 tháng, bình quân cả huyện đạt 12,6 tiêu chí/xã. Cụ thể, 4 xã giữ vững đạt 19 tiêu chí gồm: Kim Bình, Trung Bì, Nam Thượng, Bắc Sơn; 2 xã đạt từ 15- 18 tiêu chí gồm: Hợp Kim, Hạ Bì; 14 xã đạt từ 10- 14 tiêu chí; 7 xã đạt từ 7-9 tiêu chí. Hiện nay, huyện đang đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho xây dựng NTM, lồng ghép có hiệu quả nguồn lực từ các chính sách hiện hành của các cấp. Công tác tuyên truyền được tăng cường để người dân hiểu ý nghĩa của chương trình và nghĩa vụ của mình, từ đó tự nguyện đóng góp tiền của, công sức vào phong trào xây dựng NTM. Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển sản xuất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững và các chương trình an sinh xã hội…

 

                                                                            H.L

Các tin khác


Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình “Mở rộng quy mô VS&NSNT dựa trên kết quả”

(HBĐT) - Sáng 12/9, Ban điều hành Chương trình "Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả” vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tỉnh Hòa Bình tổ chức họp bàn về tình hình triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban điều hành chủ trì buổi làm việc.

Bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Bài 2: Bảo hộ sở hữu trí tuệ mang tới những giá trị mới cho đặc sản địa phương 

 (HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 34 sản phẩm được các huyện, thành phố thống kê là đặc sản địa phương. Trong khi đó, mới có 8 sản phẩm mang tên địa danh được bảo hộ thành công quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đây là các tài sản trí tuệ (TSTT) được "khoác tấm áo đặc biệt” nhằm xác lập vị thế nhất định trên thị trường, đồng thời có thêm những giá trị mới để nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển thương hiệu lên tầm cao mới.

Đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ, tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình

(HBĐT) - Ban Chỉ huy phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh vừa có công văn về việc đảm bảo an toàn hạ lưu và khu vực lòng hồ khi xả lũ và tích nước hồ chứa thủy điện Hòa Bình.

Bài 1: Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ

(HBĐT) - Nền kinh tế thị trường hiện nay bản chất là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới và phát triển sản phẩm. Cùng với việc nâng cao lợi thế cạnh tranh, điều kiện tiên quyết để đưa sản phẩm ra thị trường lớn là đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Đặc biệt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN), việc bảo hộ quyền SHTT đối với các tài sản trí tuệ (TSTT) có vai trò ngày càng quan trọng. Nhưng đáng tiếc tại tỉnh ta, nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chưa nhận biết được tầm quan trọng đó, dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội vươn xa cho sản phẩm đặc trưng của mình.

Quốc lộ 12 sạt lở, huyện Điện Biên Đông bị chia cắt

Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến nhiều tuyến đường của tỉnh Điện Biên bị sạt lở nghiêm trọng. Tối 5-9, đã xảy ra sạt lở trên tuyến Quốc lộ 12 đoạn km 235, tại đỉnh đèo Keo Lôm, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông. Trên Quốc lộ 279, sự cố sạt lở nghiêm trọng tại Km11+300, thuộc xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã khắc phục bước đầu, các phương tiện có thể đi lại được.

Xã Trường Sơn không chủ quan trước tình hình thiên tai, mưa lũ

(HBĐT) - Tháng 6/2017, mưa to, lũ về. 2 thanh niên ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) bất cẩn khi vượt suối trên địa bàn xã Trường Sơn (Lương Sơn) đã bị nước cuốn trôi làm 1 người tử vong. Mới nhất, ngày 2/8/2017, mưa to, nước suối dâng cao, ông Bùi Văn Sình (sinh năm 1954) người xóm Tháy đã bị dòng nước xiết cuốn về hạ lưu. Đến sáng hôm sau, người dân mới tìm thấy thi thể người đàn ông xấu số cách nơi xảy ra tai nạn gần 1km...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục