(HBĐT) - Đến xóm nào của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) chúng tôi cũng thấy quang cảnh đường làng, ngõ xóm phong quang, sạch sẽ. ở các cánh đồng đều có bể chứa vỏ thuốc sâu để tiêu hủy. Chị Bùi Thị Thanh Dung, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ xã Nhân Nghĩa dẫn tôi đi các xóm, các cánh đồng của xã, chị cho biết: Khi chưa thành lập mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”, chi hội phụ nữ tập trung chủ yếu vệ sinh đoạn đường phụ nữ tự quản nên ở một số con đường liên xóm cây cối um tùm. Từ khi thành lập tổ tự quản có sự chung tay vào cuộc quyết liệt của Đảng ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, bây giờ các đoạn đường liên xóm đã phong quang, sạch sẽ. Các hộ gia đình tự giác tham gia vệ sinh chung nên đường làng, ngõ xóm sạch sẽ hơn. Điều đó chứng tỏ nhận thức của bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đây chính là yếu tố quan trọng để thực hiện có hiệu quả mô hình "Tổ tự quản về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Trên các cánh đồng xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đều có bể đựng vỏ thuốc sâu để tiêu hủy.
Hưởng ứng cuộc vận động "Xây dựng gia
đình 5 không, 3 sạch”, phát động phong trào thi đua "3 sạch” gắn với phong trào
"Ngày thứ bảy tình nguyện” Hội phụ nữ xã Nhân Nghĩa quyết định thành lập 20 tổ
tự quản về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm với 84 thành viên (thành viên
tổ gồm có bí thư chi bộ, trưởng xóm, các chi hội trưởng, phó đoàn thể). Các tổ
xây dựng nội quy phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức phong trào 3 sạch, ngày
thứ bảy tình nguyện và duy trì các loại mô hình vệ sinh đoạn đường phụ nữ tự
quản, xây nhà tiêu hợp vệ sinh, đào hố rác, phân hủy rác tại gia đình, trồng
hoa đường phụ nữ tự quản, đường liên thôn.
Để nâng cao nhận thức cho nhân dân trong công
tác vệ sinh an toàn thực phẩm, Hội phụ nữ xã tập trung tuyên truyền, vận động
để làm thay đổi nhận thức của cán bộ, hội viên và người dân. Cán bộ Hội thường
xuyên đến các gia đình tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt công tác
bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời vận động nhân dân chủ
động thu gom rác thải, phân loại, xử lý chất thải, nước thải trong sinh hoạt,
chăn nuôi cũng như khắc phục thói quen sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng như xây
hầm biôga, không làm ảnh hưởng đến môi trường; sử dụng tiết kiệm năng lượng,
tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon, thuốc bảo vệ thực vật, trồng rau không
sử dụng thuốc kích thích… Các nội dung được lồng ghép trong các buổi họp dân,
sinh hoạt của các chi hội, đoàn thể nhằm vận động đoàn viên, hội viên và nhân
dân tích cực thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Hiện nay, toàn xã có
1.458 hộ, trong đó có 87,1% hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp
vệ sinh, 98% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. 12 xóm, phố trồng hoa dọc
các tuyến đường phụ nữ tự quản và một số đoạn đường liên xóm tạo cảnh quan môi
trường. Thường xuyên duy trì dọn vệ sinh và chăm sóc hoa vào ngày thứ bảy hàng
tuần. 12/12 xóm có điểm thu gom bao bì thuốc trừ sâu ở đồng ruộng bằng cống bê
tông xi măng.
Trong những năm qua, xã được quan tâm
đầu tư xây dựng nông thôn mới. Nhân Nghĩa đã được UBND tỉnh công nhận xã đạt
chuẩn nông thôn mới. Xã được cấp 1 xe ô tô chở rác, xây dựng bãi gom rác tập
trung. Xã thành lập tổ thu gom và vận chuyển rác. UBND xã ban hành quy chế thu
gom và vận chuyển rác trên địa bàn, ban hành quy chế quản lý nghĩa trang nhân
dân và tổ chức thực hiện Quy chế trong
cả xã. Xã thành lập Ban chỉ đạo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức kiểm tra các
điểm giết mổ gia súc, gia cầm, nhà hàng ăn uống. Trong nhiều năm qua không có
vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Hàng năm, Hội phụ nữ xã phối hợp với Đoàn
thanh niên, trường THPT Cộng Hòa ra quân tình nguyện thu gom rác thải và vệ
sinh môi trường dọc tuyến đường 12C đảm bảo đẹp đường phố, sạch đồng.
Việt Lâm
(HBĐT) - Những ngày sau trận mưa lũ lịch sử, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chịu ảnh hưởng không nhỏ do ngập lụt và sạt lở đất. Nhiều hộ dân phải bỏ nhà chuyển đến ở tạm tại trạm y tế cũ và trường mầm non cũ của xã. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống cho người dân đang được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của xã khẩn trương triển khai thực hiện.
(HBĐT) - "Tiếc quá! Vụ này mà không thiệt hại thì xóm Đại Đồng chúng tôi được mùa bưởi, cầm chắc trong tay 8 – 9 tỷ đồng...” – ông Khuất Đình Vọng, Trưởng xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy) xót xa nói, tay run run nhặt một quả bưởi vàng ươm, nặng trịch vừa rụng bịch xuống gốc, cùng với nhiều quả khác đang lăn lóc trong vườn chưa kịp gom vào một đống để trút xuống hố tiêu hủy.
(HBĐT) - Về thăm xã Thượng Bì (Kim Bôi) trong những ngày "hậu” mưa bão, cảnh tượng ruộng đồng trống trơn, nhiều diện tích lúa bỏ hoang vì ngập úng; các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường hư hỏng nặng nề. Chính quyền và người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất và dần ổn định cuộc sống.
(HBĐT) - Hàng trăm điểm sạt lở, nhiều đoạn đường bị phá hủy, cắt đôi cũng chưa nói hết thảm cảnh giao thông, đặc biệt là trên tuyến tỉnh lộ 433 địa bàn huyện Đà Bắc sau trận mưa lũ kinh hoàng. Để đảm bảo thông xe trong thời gian sớm nhất có nỗ lực rất lớn của ngành GTVT.
(HBĐT) - Cũng như các địa phương khác trong tỉnh, huyện Yên Thủy đang tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Khối lượng công việc rất lớn đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong huyện.
(HBĐT) - Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới từ ngày 9/10, xã Trung Thành (Đà Bắc) chịu thiệt hại cả về người và tài sản. Sau khi cơn lũ lịch sử đi qua, chính quyền và nhân dân trong xã đang tập trung thực hiện công tác khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho nhân dân.