(HBĐT) - Ngày 2/11, Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh đã có cuộc làm việc với Viễn thông Hòa Bình (VNPT Hòa Bình) với nội dung giám sát công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông và Internet trên địa bàn tỉnh. Tham gia cuộc giám sát có đại diện Sở Thông tin &Truyền thông tỉnh, đại diện Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành cuộc giám sát.
Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội (HĐND tỉnh) chủ trì, điều hành
cuộc giám sát.
Hiện, VNPT Hòa Bình đang quản lý, vận
hành toàn bộ hệ thống hạ tầng, mạng lưới
dịch vụ Viễn thông- CNTT trên địa bàn tỉnh gồm; trên 400 trạm thu- phát sóng
dịch vụ điện thoại Vinaphone; hệ thống tổng đài điện thoại cố định trên 30.000
số; hàng nghìn km cáp quang; hệ thống cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao
chiếm 70% thị phần khách hàng của tỉnh; hệ thống truyền hình IPTV MyTV; hệ thống
thu phát tín hiệu hệ đặc biệt phục vụ liên lạc nội bộ các cơ quan Đảng và T.Ư
về tỉnh); cung ứng các phần mềm bản quyền về ứng dụng CNTT, dịch vụ công… Là
một doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn nên ngoài công tác đảm bảo kinh
doanh thì nhiệm vụ chính trị trên địa bàn được đưa lên hàng đầu.
Năm
2016, VNPT Hòa Bình chính thức đổi mới mô hình SX-KD theo Đề án tái cơ cấu của
Tập đoàn. Tập thể cán bộ, nhân viên VNPT Hòa Bình đã đoàn kết vượt khó để hoàn
thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Cụ
thể: Năm 2016, doanh thu đạt trên 166 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm
2015, nộp ngân sách nhà nước gần 7 tỷ đồng. doanh thu 6 tháng đầu năm 2017 ước
đạt 99 tỷ đồng. Đầu anwm 2017, VNPT Hòa Bình đã tập trung đầu tư mở rộng nheieuf tueyens cáp quang nhằm đáp ứng
yêu cầu phát triển và tăng khả năng cạnh tranh dịch vụ Fiber VNN đòng thời nâng
cao chất lượng mạng lưới. Đảm bảo an toàn và thông suốt thông tin liên lực phục
vụ cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và phát triển Kt-XH, QP-AN của tỉnh.
Bên
cạnh những kết quả đạt được, tại buổi giám sát, đại diện VNPT Hòa Bình cũng nêu
rõ những khó khăn, bất cập trong thực hiện nhiệm vụ SX-KD và thực hiện các
nhiệm vụ chính trị được giao. Tại cuộc giám sát VNPT Hòa Bình đã đưa ra một số
kiến nghị, đề xuất với: Bộ Thông tin& Truyền thông, phê duyệt các dự án xây
dựng hạ tầng viễn thông công ích để DN có thể cung cấp dịch vụ viễn thông (VT),
công nghệ thông tin (CNTT) tới các khu vực vùng sâu, xa. UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo các sở, ngành tiếp
tục triển khai thỏa thuận hợp tác chiến lược về VT-CNTT giữa Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam
với UBND tỉnh Hòa Bình. Tạo điều kiện thuận lợi cho VNPT Hòa bình được tham gia
xây dựng hạ tầng VT-CNTT taị các KCN, dịch vụ, thương mại và du lịch… của tỉnh.
Đề nghị UBND tỉnh xem xét triển khai dịch vụ Vinaphone- S tại các khu vực có nhiều
nguy cơ bị cô lập khi bão lũ xảy ra. Đề nghị Sở Thông tin& Truyền thông và
các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm BTS và cơ sở hạ tầng để phát triển
mạng Vinaphone. Tạo điều kiện cho VNPT Hòa Bình được tham gia các dự án cung
cấp dịch vụ VT- CNTT của tỉnh…
Phát
biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Trưởng đoàn giám sát đã
đánh giá cao sự nỗ lực của VNPT Hòa Bình trong sản xuất, kinh doanh cũng như
thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao ( trong bối cảnh lĩnh vực VT-CNTT, thị
trường di động, băng rộng đã ở mức bão hòa). Qua nghe báo cáo và ý kiến trao
đổi của các đại biều, đồng chí trưởng đoàn đã định hướng một số nội dung mà
VNPT Hòa Bình cần thực hiện trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn công tác
quản lý nhà nước và các hoạt động thuộc lĩnh vực viễn thông, Internet trên địa
bàn. Những đề xuất, kiến nghị của VNPT Hòa Bình sẽ được tổng hợp đầy đủ để báo
cáo lại với Thường trực HĐND tỉnh và chuyển tới các cấp, các ngành hữu quan xem
xét, xử lý theo quy định.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Sau đợt mưa lũ lịch sử, mặc dù chính quyền cùng nhân dân xã Tân Pheo (Đà Bắc) đang tích cực khắc phục hậu quả nhưng sự mất mát, đau thương vẫn hiện hữu trên khuôn mặt của người dân. Những căn nhà trơ nền móng khi mọi thứ đều bị lũ cuốn trôi. Những khối đất vàng quạch cùng sức mạnh của dòng nước từ trên cao dội xuống đã tàn phá, chia cắt nhiều đoạn đường vào xã, làm hư hại nhiều công trình phúc lợi.
Trong hai áp thấp nhiệt đới trên biển, một áp thấp nhiệt đới với sức gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9 được dự báo đi vào vùng biển phía nam Cà Mau.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông (ATNĐ) di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20-25 km và có khả năng mạnh lên thành bão, khoảng chiều mai (1-11) bão sẽ đi vào Biển Đông.
(HBĐT) - Những ngày sau trận mưa lũ lịch sử, xã Tiền Phong (Đà Bắc) chịu ảnh hưởng không nhỏ do ngập lụt và sạt lở đất. Nhiều hộ dân phải bỏ nhà chuyển đến ở tạm tại trạm y tế cũ và trường mầm non cũ của xã. Công tác khắc phục hậu quả thiên tai và ổn định cuộc sống cho người dân đang được cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể của xã khẩn trương triển khai thực hiện.
(HBĐT) - "Tiếc quá! Vụ này mà không thiệt hại thì xóm Đại Đồng chúng tôi được mùa bưởi, cầm chắc trong tay 8 – 9 tỷ đồng...” – ông Khuất Đình Vọng, Trưởng xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy) xót xa nói, tay run run nhặt một quả bưởi vàng ươm, nặng trịch vừa rụng bịch xuống gốc, cùng với nhiều quả khác đang lăn lóc trong vườn chưa kịp gom vào một đống để trút xuống hố tiêu hủy.
(HBĐT) - Về thăm xã Thượng Bì (Kim Bôi) trong những ngày "hậu” mưa bão, cảnh tượng ruộng đồng trống trơn, nhiều diện tích lúa bỏ hoang vì ngập úng; các công trình hạ tầng thiết yếu như điện, đường hư hỏng nặng nề. Chính quyền và người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất và dần ổn định cuộc sống.